Câu A. metyl propionat.
Câu B. metyl fomat. Đáp án đúng
Câu C. metyl axetat.
Câu D. etyl fomat.
Chọn B. Este có CTPT C2H4O2 chỉ có một đồng phân đó là HCOOCH3 (metyl fomat).
Khái niệm “bậc” của amin khác với khái niệm “bậc” của ancol và dẫn xuất halogen như thế nào? Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân, chỉ rõ bậc của amin có cùng công thức phân tử sau :
a. C3H9N
b. C5H13N
c. C7H9N ( có chứa vòng benzen)
a) C3H9N
- Amin bậc 1
CH3CH2CH2NH2: n-propyl amin
CH3CH(CH3)-NH2: iso propylamin
- Amin bậc 2
CH3-NH-CH2-CH3: etyl metylamin
- Amin bậc 3
b. C5H13N
- Amin bậc 1
CH3-[CH2]4-NH2: n-pentyl amin
CH3-CH2-CH2-CH2-CH(NH2)-CH3 : pent-2-yl amin
CH3-CH3-CH(NH2)-CH2-CH3 : pent-3-yl amin
CH3-CH2-CH(CH3)-CH2-NH2 : 2-metyl but-1-yl amin
CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-NH2 : 3-metyl but-1-yl amin
CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-NH2 : 3-metyl but-2-yl amin
CH3-C(CH3)2-CH2-NH2 : 2,2-đimetyl prop-1-yl amin
CH3-CH2-C(CH3)2-NH2 : 2-metyl but-2-yl amin
- Amin bậc 2
CH3-CH2-CH2-CH2-NH-CH2 : n-butyl metyl amin
CH3-CH2-CH2-NH-CH2-CH3 : etyl propyl amin
CH3-CH(CH3)-CH2-NH-CH3 : isobutyl metyl amin
CH3-CH2-CH(CH3)-NH-CH3 : mety sec-butyl amin
CH3-C(CH3)2-NH-CH3 : metyl neobutyl amin
CH3-CH(CH3)-NH-CH2-CH3 : isoproyl metyl amin
- Amin bậc 3
CH3-N(CH3)-CH2-CH2-CH3 : đimetyl n-propyl amin
CH3-CH2-N(CH3)-CH2-CH3 : đietyl meylamin
CH3-CH(CH3)-N(CH3)-CH3 : đimeyl isopropy amin
c. C7H9N.(có chứa vòng benzen)
- Amin bậc 1:
- Amin bậc 2:
Bậc của ancol và dẫn xuất halogen được tính bằng bậc của C mang nhóm chức. Còn bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H của amoniac được thay thế bằng gốc hidrocacbon
Bổ túc và cân bằng các pt theo sơ đồ:
a. HCl + ? → Cl2 + ? + ? b. ? + ? →CuCl2 + ?
c. HCl + ? →CO2 + ? + ? d. HCl + ? →AgCl + ?
e. KCl + ? →KOH + ? + ? f. Cl2 + ? →HClO + ?
g. Cl2 + ? NaClO + ? + ? h. Cl2 + ? → CaOCl2 + ?
i. CaOCl2 + ? → HClO + ? k. NaClO + ? → NaHCO3 + ?
a. HCl + MnO2 → Cl2 + H2O + MnCl2
b. CuO + HCl → CuCl2 + H2O
c. HCl + Na2CO3 → CO2 + NaCl + H2O
d. HCl + AgNO3 → AgCl ↓ + HNO3
e. KCl + H2O −đpdd cmn→ KOH + Cl2 + H2O
f. Cl2 + H2O → HClO + HCl
g. Cl2 + NaOH → NaClO + NaCl + H2O
h. Cl2 + Ca(OH)2 đặc → CaOCl2 + H2O
i. CaOCl2 + HCl → HClO + CaCl2
k. NaClO + H2CO3 → NaHCO3 + HClO
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu:
a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất.
b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm những nguyên tố phi kim điển hình?
e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
a) Kim loại mạnh nhất: Cs; Phi kim mạnh nhất: F.
b) Các nguyên tố kim loại phân bố ở khu vực phía, bên trái BTH.
c) Các nguyên tố phi kim phân bố ở khu vực phía, bên phải BTH.
d) Nhóm IA gồm những nguyên tố kim loại điển hình. Nhóm VIIA gồm những nguyên tố phi kim loại điển hình.
e) Các nguyên tố khí hiếm thuộc nhóm VIIIA.
Cho 12,4 gam natri oxit tác dụng hết với nước.
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng natri hiđroxit có trong dung dịch thu được.
a) Phương trình hóa học: Na2O + H2O → 2NaOH
b) Số mol Na là: nNa2O = 0,2 mol
Na2O + H2O → 2NaOH
0,2 → 0,4 (mol)
Theo phương trình: nNaOH = 2nNa2O = 0,4 mol
Khối lượng natri hiđroxit có trong dung dịch thu được là:
mNaOH = nNaOH.MNaOH = 0,4.40 = 16 gam
Biết công thức hóa học K2SO4 trong đó có K hóa trị I, nhóm (SO4) hóa trị II. Hãy chỉ ra là công thức hóa học trên phù hợp đúng theo quy tắc hóa trị.
Vì K hóa trị I, nhóm SO4 hóa trị II
Theo quy tắc hóa trị: 2 x I = 1 x II.
⇒ Công thức K2SO4 là công thức phù hợp với quy tắc hóa trị.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet