Ứng dụng của xút
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc nóng thường sinh ra khí NO2. Để hạn chế tốt nhất khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

Đáp án:
  • Câu A. Cồn.

  • Câu B. Giấm ăn.

  • Câu C. Muối ăn.

  • Câu D. Xút. Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn D. - Để hạn chế khí NO2 bị thoát ra khỏi môi trường thì dung dịch dùng để loại bỏ khí phải phản ứng được với khí và tạo sản phẩm không gây độc hại cho môi trường. Do đó trong quá trình làm thí nghiệm người ta dùng bông tẩm dung dịch kiềm (xút) để hạn chế tốt nhất khí NO2 theo phương trình sau: 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đụng dung dịch KOH dư, sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 7,2 gam, khối lượng bình (2) tăng 17,6 gam. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đụng dung dịch KOH dư, sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 7,2 gam, khối lượng bình (2) tăng 17,6 gam. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là %?


Đáp án:

mbình (1) tăng = mH2O = 7,2 gam ⇒ mH = 0,8 gam

mbình (2) tăng = mCO2 = 17,6 ⇒ mC = 4,8 gam

⇒ mO = mX – mO – mC = 3,2 gam ⇒ %mO = 36,36%

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng 11,2 gam bột sắt với 9,6 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng 11,2 gam bột sắt với 9,6 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là


Đáp án:

nFe = 11,2/56 = 0,2 mol ; nS = 9,6/32 = 0,3(mol) ⇒ nFeS = 0,2 mol

⇒ nPbS = nH2S = nFeS = 0,2 mol ⇒ m = 0,2.239 = 47,8 (gam)

Xem đáp án và giải thích
A là hợp chất CxHy có tỉ khối hơi đối với H2 là 15, biết cacbon chiếm 80% khối lượng phân tử. Tìm công thức phân tử của CxHy
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

A là hợp chất CxHy có tỉ khối hơi đối với H2 là 15, biết cacbon chiếm 80% khối lượng phân tử. Tìm công thức phân tử của CxHy


Đáp án:

A tỉ khối hơi đối với H2 là 15: MA = dA/H2. MH2 = 15. 2 = 30 g/mol

Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

mc = 24 gam ; mH = 30 – 24 = 6 gam

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

nC = 2 mol; nH = 6 mol

Vậy công thức hoá học của hợp chất là C2H6

Xem đáp án và giải thích
Cacbon cháy trong khí oxi sinh ra khí cacbon đioxit (CO2). Tính thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra, nếu có 8 gam khí O2 tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cacbon cháy trong khí oxi sinh ra khí cacbon đioxit (CO2). Tính thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra, nếu có 8 gam khí O2 tham gia phản ứng.


Đáp án:

Số mol O2 tham gia phản ứng là: nO2 = 0,25 mol

Phương trình hóa học: C + O2  --t0--> CO(1)

Theo phương trình (1) ta có:

1 mol O2 tham gia phản ứng thu được 1 mol CO2

Vậy 0,25 mol O2 tham gia phản ứng thu được 0,25 mol CO2

Thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra sau phản ứng là:

VCO2 = 22,4. nCO2 = 22,4.0,25 = 5,6 lít

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích tạo sao khi để ngọn nến đến gần là cồn đã bắt cháy.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích tạo sao khi để ngọn nến đến gần là cồn đã bắt cháy.


Đáp án:

Vì cồn là chất dễ bay hơi, các phân tử cồn trong hơi cồn được ngọn lửa nung nóng nên bắt cháy.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…