Nhóm lưu huỳnh
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng sau: (1). SO2 + H2O → H2SO3 (2). SO2 + CaO → CaSO3 (3). SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr (4). SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O Trên cơ sở các phản ứng trên, kết luận nào sau đây là đúng với tính chất cơ bản của SO2?

Đáp án:
  • Câu A. Phản ứng (4) chứng tỏ tính khử của SO2 > H2S.

  • Câu B. Trong phản ứng (3), SO2 đóng vai trò chất khử. Đáp án đúng

  • Câu C. Trong các phản ứng (1,2) SO2 là chất oxi hóa.

  • Câu D. Trong phản ứng (1), SO2 đóng vai trò chất khử.

Giải thích:

Chọn đáp án B. Dễ thấy (1) và (2) không phải phản ứng oxi hóa khử nên ta loại C và D ngay. Trong (3) số oxi hóa của lưu huỳnh tăng từ S(+4) → S(+6) nên B đúng.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị bằng sự xen phủ các obitan trong phân tử HCl.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị bằng sự xen phủ các obitan trong phân tử HCl.


Đáp án:

Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất HCl được hình thành nhờ sự xen phủ giữa obitan 1s của nguyên tử hiđro và obitan 3p có 1 electron độc thân của nguyên tử clo.

Xem đáp án và giải thích
Cho các từ và cụm từ: axit; cacbonyl; nguyên tử hiđro; tạp chức; đồng thời nhóm cacboxyl và nhóm amino; cacboxyl; amino; một hay nhiều gốc hiđrocacbon; trùng hợp; trùng ngưng; khi thay thế; lưỡng tính. Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: Amin là những hợp chất hữu cơ được tạo thành...(1)...một hay nhiều...(2)...trong phân tử amoniac bởi...(3)...Amino axit là loại hợp chất hữu cơ...(4)... mà phân tử chứa...(5)...Vì có nhóm...(6)...và nhóm...(7)...trong phân tử, amino axit có tính...(8)...và tính chất đặc biệt là phản ứng...(9)...
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các từ và cụm từ: axit; cacbonyl; nguyên tử hiđro; tạp chức; đồng thời nhóm cacboxyl và nhóm amino; cacboxyl; amino; một hay nhiều gốc hiđrocacbon; trùng hợp; trùng ngưng; khi thay thế; lưỡng tính.

Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Amin là những hợp chất hữu cơ được tạo thành...(1)...một hay nhiều...(2)...trong phân tử amoniac bởi...(3)...Amino axit là loại hợp chất hữu cơ...(4)...

mà phân tử chứa...(5)...Vì có nhóm...(6)...và nhóm...(7)...trong phân tử, amino axit có tính...(8)...và tính chất đặc biệt là phản ứng...(9)...





Đáp án:

(1) khi thay thế; (2) nguyên tử hiđro; (3) một hay nhiều gốc hiđrocacbon;

(4) tạp chức; (5) đồng thời nhóm cacboxyl và nhóm amino; (6) amino

(7) cacboxyl; (8) lưỡng tính; (9) trùng ngưng.

 



Read more: https://sachbaitap.com/bai-325-trang-23-sach-bai-tap-sbt-hoa-12-nang-cao-c109a17681.html#ixzz7TRPeHyHK

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học khi cho clo, lưu huỳnh, oxi với sắt ở nhiệt độ cao. Cho biết hóa trị của sắt trong những hợp chất tạo thành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học khi cho clo, lưu huỳnh, oxi với sắt ở nhiệt độ cao. Cho biết hóa trị của sắt trong những hợp chất tạo thành.


Đáp án:

a) 2Fe(r) + 3Cl2 → 2FeCl3 (r) (Fe hóa trị III)

b) Fe(r) + S (r) → FeS (r) (Fe hóa trị II )

c) 3Fe (r) + 2O2 → Fe3O4(r) (Fe hóa trị III và II).

Nhận xét:

– Clo đưa Sắt lên hóa trị cao nhất là III trong hợp chất FeCl3

– Trong hợp chất Fe3O4 sắt thể hiện cả hóa trị II và hóa trị III

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M, thu được V lít khí NO ( là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M, thu được V lít khí NO ( là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tìm V?


Đáp án:

nCu = 0,1 mol;

∑nH+ = 0,24 mol; nNO3- = 0,12 mol.

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.

→ H+ hết → nNO = 0,06 mol → V = 1,344 lít

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết hai phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau đây : – Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ. – Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối. – Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro. – Kim loại tác dụng với udng dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết hai phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau đây :

– Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ.

– Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối.

– Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro.

– Kim loại tác dụng với udng dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.


Đáp án:

Hai phương trình hóa học của mỗi trường hợp :

a) Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ :

3Fe + 2O2 → Fe3O4(nhiệt độ cao)

2Mg + O2 → 2MgO(nhiệt độ cao)

b) Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3(nhiệt độ cao)

2Al + 3S → Al2S3(nhiệt độ cao)

c) Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro:

2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2 ↑

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

d) Kim loại tác dụng với udng dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag ↓ .

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…