Thủy phân hoàn toàn m1 gam este X mạch hở bằng dd NaOH dư, thu được m2 gam ancol Y (không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ) và 15g hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam Y bằng oxi dư, thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Tìm m1?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn m1 gam este X mạch hở bằng dd NaOH dư, thu được m2 gam ancol Y (không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ) và 15g hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam Y bằng oxi dư, thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Tìm m1?


Đáp án:

Đốt cháy m gam Y: nCO2 = 0,3 mol; mH2O = 0,4 mol → nC(Y): nH(Y) = 3: 8

(mà Số H ≤ 2. Số C + 2) → Y có dạng C3H8Ox

Vì X + NaOH → hỗn hợp 2 muối axit hữu cơ đơn chức → ancol 2 chức

Y không phản ứng với Cu(OH)2 → ancol Y không có 2 nhóm OH kề nhau

→ Y là HOCH2CH2CH2OH có nancol = nCO2/3 = 0,1 mol → nNaOH = 2nancol = 0,2 mol.

Bảo toàn khối lượng: m1 = mancol + mmuối – mNaOH = 0,1.76 + 15 – 0,2.40 = 14,6g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tìm độ tan của một muối trong nước bằng phương pháp thực nghiệm người ta có được những kết quả sau: - Nhiệt độ của dung dịch muỗi bão hòa là 20oC. - Chén sứ nung có khối lượng 60,26g. - Chén sứ đựng dung dịch muối có khối lượng 86,26 g. - Khối lượng chén nung và muối kết tinh sau khi làm bay hết hơi nước là 66,26 g. Hãy xác định độ tan của muối ở nhiệt độ 20oC.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tìm độ tan của một muối trong nước bằng phương pháp thực nghiệm người ta có được những kết quả sau:

- Nhiệt độ của dung dịch muỗi bão hòa là 20oC.

- Chén sứ nung có khối lượng 60,26g.

- Chén sứ đựng dung dịch muối có khối lượng 86,26 g.

- Khối lượng chén nung và muối kết tinh sau khi làm bay hết hơi nước là 66,26 g.

Hãy xác định độ tan của muối ở nhiệt độ 20oC.


Đáp án:

mdd = 86,26 – 60,26 = 26(g)

mct = 66,26 – 60,26 = 6 (g) ⇒ mH2O = 26 - 6 = 20g

Độ tan của muối ở 20°C là: S = (6.100)/20 = 30g

Vậy độ tan của muối ở 20°C là 30 gam

Xem đáp án và giải thích
Có thể mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử bằng các quỹ đạo chuyển động không? Tại sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử bằng các quỹ đạo chuyển động không? Tại sao?


Đáp án:

Không thế mô tả sự chuyển động của electron bằng các quỹ đạo chuyển động, vì electron là hạt vi mô chuyển động rất nhanh. Không thể xác định được chính xác vị trí của electron.

Xem đáp án và giải thích
Nung 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng của hỗn hợp không đổi, được 69 g chất rắn. Xác định thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng của hỗn hợp không đổi, được 69 g chất rắn. Xác định thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.


Đáp án:

Chỉ có NaHCO3 bị phân hủy theo phương trình:

 2NaHCO3--t0--> Na2CO3 + H2O + CO2↑ (1)

Khối lượng giảm sau phản ứng chính là H2O và CO2

Gọi nCO2= x(mol) => nH­2O= nCO2= x(mol)

Áp dụng ĐLBT khối lượng ta có: mCO2 + mH2O = mhh - mrắn

=>44x + 18x = 100- 69

=> x = 0,5 => nCO2= 0,5 (mol)

Theo(1): nNaHCO3= 2nCO2= 2×0,5=1(mol)

=> mNaHCO3= 1.(23+1+12+16×3)= 84 

=>%mNaHCO3=84100×100%=84%

=> % mNa2CO3= 100% -84% =16%

Xem đáp án và giải thích
Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào


Đáp án:

Dung dịch NH3

2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Từ bảng 5.1, hãy nhận xét về sự biến đổi một số đặc điểm sau đây của các halogen: a) Nhiệt độ nóng chảy b) Nhiệt độ sôi. c) Màu sắc. d) Độ âm điện.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ bảng 5.1, hãy nhận xét về sự biến đổi một số đặc điểm sau đây của các halogen:

a) Nhiệt độ nóng chảy

b) Nhiệt độ sôi.

c) Màu sắc.

d) Độ âm điện.


Đáp án:

a) Nhiệt độ nóng chảy của các halogen tăng dần từ F2 -> I2.

b) Nhiệt độ sôi tăng dần từ F2 -> I2.

c) Màu sắc đậm dần từ F2 -> I2.

d) Độ âm điện giảm dần từ F2 -> I2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…