Bài toán liên quan tới phản ứng nhiệt phân CaCO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đá vôi là nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, được dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi,... Nung 100 kg đá vôi (chứa 80% CaCO3 về khối lượng, còn lại là tạp chất trơ) đến khối lượng không đổi, thu được m kg chất rắn. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 80,0.

  • Câu B. 44,8.

  • Câu C. 64,8 Đáp án đúng

  • Câu D. 56,0.

Giải thích:

mCaCO3 = 100 . 80% = 80 kg nCaCO3 = 0,8kmol, CaCO3 -> CaO + CO2 , 0,8……………..0.8, Định luật bảo toàn khối lượng : mrắn = 100-0,8*44 = 64,8 gam; Đáp án C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp khí A chứa hiđro và một anken. Tỉ khối của A đối với hiđro là 6,0. Đun nóng nhẹ hỗn hợp A có mặt chất xúc tác Ni thì A biến thành hỗn hợp khí B không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với hiđro là 8. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí A chứa hiđro và một anken. Tỉ khối của A đối với hiđro là 6,0. Đun nóng nhẹ hỗn hợp A có mặt chất xúc tác Ni thì A biến thành hỗn hợp khí B không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với hiđro là 8. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.





Đáp án:

Giả sử trong 1 mol A có x mol CnH2n và (1 - x) mol H2.

MA = 14nx + 2(1 - x) = 2.6 = 12 (g/mol) (1)

Khi đun nóng 1 mol A có mặt chất xúc tác Ni, tất cả anken đã chuyển hết thành ankan (vì B không làm mất màu nước brom).

x mol        x mol          x mol

Số mol khí trong hỗn hợp B là (1 - x)

Khối lượng hỗn hợp B = khối lượng hỗn hợp A = 12 (g). Do đó :

MB=  = 8.2 = 16(g/mol)  x = 0,25.

Thay x = 0,25 vào (1), tìm được n = 3.

Hỗn hợp A : C3H6 25% ; H2 : 75%.

Hỗn hơp B : 0,25. 100%) : 0,75= 33,33%

H2 : 66,67%.

 




Xem đáp án và giải thích
A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam 2 muối. X và Y
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam 2 muối. X và Y là gì?


Đáp án:

Đặt công thức chung của hai kim loại kiềm là R, khối lượng mol trung bình của chúng là M

Chọn số mol của R tham gia phản ứng là 1 mol.

Phương trình phản ứng :

2R (1) + 2HCl → 2RCl (1 mol) + H2 (1)

2R (1) + H2SO4 → R2SO4 (0,5 mol) + H2 (2)

Khối lượng của muối clorua là: (M + 35,5) = a. (3)

Khối lượng muối sunfat là: 0,5.(2M + 96) = 1,1807a. (4)

Từ (3) và (4) ta có M = 33,67.

Nhận xét: MNa < M < MK ⇒ X và Y là Na và K.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, thu được 2,16 gam H2O. Tìm phần trăm số mol của vinyl axetat trong X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, thu được 2,16 gam H2O. Tìm phần trăm số mol của vinyl axetat trong X?


Đáp án:

Vinyl axetat (C4H6O2): CH3COOCH=CH2

Metyl axetat (C3H6O2): CH3COOCH3

Etyl fomat (C3H6O2): HCOOC2H5

Quy đổi hỗn hợp thành: C4H6O2 và C3H6O2

Ta có số mol của H2O: nH2O = 2,16/18 = 0,12 mol

Gọi x, y lần lượt là số mol của C4H6O2 và C3H6O2

Theo đề bài ta có hệ phương trình sau

3x + 3y = nH2O = 0,12 và 74x + 86y = mEste = 3,08

=> %nC4H6O2 = 25%

 

Xem đáp án và giải thích
Trộn 8,1 (g) bột Al với 48g bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, tính lượng chất rắn thu được sau khi kết thúc thí nghiệm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 8,1 (g) bột Al với 48g bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, tính lượng chất rắn thu được sau khi kết thúc thí nghiệm.


Đáp án:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

mc.rắn = mAl + mFe2O3 = 8,1 + 48 = 56,1 g

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tố R thuộc chu kì 4, nhóm VIIA. Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố R có điện tích là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố R thuộc chu kì 4, nhóm VIIA. Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố R có điện tích là bao nhiêu?


Đáp án:

Cấu hình e của R: 1s22s22p63s23p63d104s24p5; p = e = 35

⇒ Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố R có điện tích 35+

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…