Phương trình điện li tổng cộng của H3PO4 trong dung dịch là: H3PO4 ⇆ 3H+ + PO43- Khi thêm HCl vào dung dịch cân bằng trên chuyển dịch như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Phương trình điện li tổng cộng của H3PO4 trong dung dịch là:

H3PO4 ⇆ 3H+ + PO43-

Khi thêm HCl vào dung dịch cân bằng trên chuyển dịch như thế nào?


Đáp án:

- Khi thêm HCl vào làm tăng nồng độ H+ trong dung dịch. Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ H+

⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Natri hidrocacbon
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trường hợp không xảy ra phản ứng với NaHCO3 khi :

Đáp án:
  • Câu A. tác dụng với kiềm.

  • Câu B. tác dụng với CO2.

  • Câu C. đun nóng.

  • Câu D. tác dụng với axit.

Xem đáp án và giải thích
Cho khí H2 tác dụng với Fe2O3 nung nóng thu được 11,2g Fe. Tính thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho khí H2 tác dụng với Fe2O3 nung nóng thu được 11,2g Fe. Tính thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng


Đáp án:

nFe = 0,2 mol

3H2 + Fe2O3 --t0--> 2Fe + 3H2O

0,3 ← 0,2 (mol)

Thể tích khí H2 đã tham gia phản ứng là:

VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,3 = 6,72 lít

Xem đáp án và giải thích
Trong mỗi trường hợp sau đây, hãy dẫn ra một phương trình hóa học của phản ứng để minh họa : a. Nguyên tử Mg bị oxi hóa b. Ion Mg2+ bị khử c. Ion magie có số oxi hóa không thay đổi
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong mỗi trường hợp sau đây, hãy dẫn ra một phương trình hóa học của phản ứng để minh họa :

a. Nguyên tử Mg bị oxi hóa

b. Ion Mg2+ bị khử

c. Ion magie có số oxi hóa không thay đổi


Đáp án:

a. Mg + FeSO4→ MgSO4 + Fe

Mg → Mg2+ + 2e

b. MgCl2 (đpnc)→ Mg + Cl2

Mg2+ + 2e → Mg

c. 2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl

Xem đáp án và giải thích
Có 8 dung dịch chứa: NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4. Hãy nêu các thuốc thử và trình bày các phương án phân biệt các dung dịch nói trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 8 dung dịch chứa: NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4. Hãy nêu các thuốc thử và trình bày các phương án phân biệt các dung dịch nói trên.


Đáp án:

Dùng Ba(OH)2 vào các dd:

Không xuất hiện dấu hiệu là NaNO3

Xuất hiện kết tủa là trắng là gồm

Mg(NO3)2 + Ba(OH)2→ Ba(NO3)2 + Mg(OH)2

MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2

Xuất hiện kết tủa trắng có lẩn màu xanh là gồm:

Fe(NO3)2 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + Fe(OH)2

FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Fe(OH)2

Xuất hiện kết tủa xanh gồm:

Cu(NO3)2 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + Cu(OH)2

CuSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Cu(OH)2

Lọc lấy các kết tủa mỗi phần hòa tan vào dd HCl

Cho dd HCl dư vào hai kết tủa trắng

Kết tủa tan hết trong dd HCl thì dd ban đầu là Mg(NO3)2

do phản ứng Mg(OH)2 +2HCl → MgCl2 + H2O

Kết tủa tan một phần còn một phần không tan  do BaSO4) là MgSO4

Tương tự muối Fe và Cu

Xem đáp án và giải thích
Hãy chép vào vở bài tập những câu đúng trong các câu sau đây: A. Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử. B. Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa. C. Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử. D. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra sự oxi hóa. E. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy chép vào vở bài tập những câu đúng trong các câu sau đây:

A. Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử.

B. Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.

C. Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử.

D. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra sự oxi hóa.

E. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.


Đáp án:

Những câu đúng: B, C, E.

Những câu sai: A,D vì những câu này hiểu sai về chất khử, chất oxi hóa và phản ứng oxi hóa - khử.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…