Hãy xác định hàm lượng Sn có trong hợp kim Cu-Sn. Biết rằng trong hợp kim này, ứng với 1 mol Sn thì có 5 mol Cu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy xác định hàm lượng Sn có trong hợp kim Cu-Sn. Biết rằng trong hợp kim này, ứng với 1 mol Sn thì có 5 mol Cu.


Đáp án:

%Sn = 119 : (110 + 5 x 64) x 100 = 27,1%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra. a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần. d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra.

a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên

b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên

c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần.

d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử


Đáp án:

a. Zn đẩy dược Co; Pb không đẩy được Co

⇒ Zn có tính khử mạnh nhất

b.Pb2+ có tính oxi hóa mạnh nhất

c. Xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của cation : Zn2+/Zn; Co2+/Co; Pb2+/Pb

d. Các phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử

Zn + Co2+ → Zn2+ + Co

Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb

Co + Pb2+ → Co2+ + Pb

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất z (C4H8N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất z (C4H8N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là


Đáp án:

Y là NH4OOC-COONH4; Z là Gly- Gly

NH4OOC-COONH4 + 2 NaOH → NaOOC-COONa + 2NH3↑ + 2H2O

nNH3 = 0,2 mol ⇒ nNH4OOC-COONH4 = 0,1 mol

 NH4OOC-COONH4    + 2HCl -->  HOOC-COOH + 2NH4Cl

           0,1                                                 0,1

Gly-Gly  + H2O  +  2HCl  --> 2ClH3NCH2COOH

0,1              0,1          0,2                  0,2

m = 0,1. 90 + 0,2. (75 + 36,5) = 31,3 gam

Xem đáp án và giải thích
Chép vào vở bài tập những câu cho sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp. Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được (1)... Dùng dụng cụ đo mới xác định được (2)... của chất. Còn muốn biết được một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải (3)...
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chép vào vở bài tập những câu cho sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp.

Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được (1)... Dùng dụng cụ đo mới xác định được (2)... của chất. Còn muốn biết được một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải (3)...


Đáp án:

1) Một số tính chất bề ngoài (thể, màu…)

2) Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lương riêng,..

3) Làm thí nghiệm.

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền vào những ô trống của bảng những số liệu thích hợp của mỗi dung dịch glucozo C6H12O6 trong nước: Các dung dịch Khối lượng C6H12O6 Số mol C6H12O6 Thể tích dung dịch Nồng độ mol CM Dung dịch 1 12,6(g) … 219ml … Dung dịch 2 … 1,08mol … 0,519M Dung dịch 3 … … 1,62l 1,08M
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền vào những ô trống của bảng những số liệu thích hợp của mỗi dung dịch glucozo C6H12O6 trong nước:

Các dung dịch Khối lượng C6H12O6 Số mol C6H12O6 Thể tích dung dịch Nồng độ mol CM
Dung dịch 1 12,6(g) 219ml
Dung dịch 2 1,08mol 0,519M
Dung dịch 3 1,62l 1,08M

Đáp án:

Dung dịch 1:

nGlucoso = 0,07 mol

V = 0,219 l

=> CM(Glucoso) = 0,32M

Áp dụng công thức: n = m/M; CM = n/V.  

Để tính tương tự dung dịch 2, 3 ta được kết quả trong bảng sau.

Các dung dịch Khối lượng C6H12O6 Số mol C6H12O6 Thể tích dung dịch Nồng độ mol CM
Dung dịch 1 12,6(g) 0,07mol 219ml 0,32M
Dung dịch 2 194,4g 1,08mol 2081ml 0,519M
Dung dịch 3 315g 1,75mol 1,62l 1,08M

 

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng lưu huỳnh thể hiện tính khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho đơn chất lưu huỳnh tác dụng với các chất: O2; H2; Hg; HNO3 đặc, nóng; H2SO4 đặc, nóng trong điều kiện thích hợp. Số phản ứng trong đó lưu huỳnh thể hiện tính khử là

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…