Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzene trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là bao nhiêu?
nEste= 0,05mol
nNaOH= 0,06mol
⇒ X là este của phenol (x mol) và Y là este của ancol (y mol)
x + y = 0,05 & nNaOH= 2x + y = 0,06
⇒ x = 0,01 và y = 0,04
(X, Y) + NaOH ⇒ Muối + Ancol + H2O
Bảo toàn khối lượng ⇒ mancol = 4,32g
nancol = y = 0,04 mol
⇒ M ancol = 108: C6H5-CH2OH
Vậy Y là HCOO-CH2-C6H5
Để tạo 3 muối thì X phải là CH3-COO-C6H5
=> nCH3COONa = x = 0,1 mol
=> mCH3COONa = 0,82g
Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc S(sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau:
a) anđêhit là chất khử yếu hơn xeton. []
b) anđêhit no không tham gia phản ứng cộng. []
c) anđêhit no là hơp chất mà nhóm –CHO đính với gốc hidrocacbon no hoặc H. []
d) công thức phân tử chung của các anđêhit no là CnH2nO. []
e) anđêhit không phả ứng với nước. []
a) S
b) S
c) Đ
d) S
e) S
Có 2 lọ đựng dung dịch H2SO4. Lọ thứ nhất có nồng độ 1mol/l, lọ thứ hai có nồng độ 3 mol/l. Hãy tính toán và trình bày cách pha chế 50ml dung dịch H2SO4 có nồng độ 1,5mol/l từ 2 dung dịch axit đã cho.
Pha chế 50ml dung dịch H2SO4 1,5M.
- Số mol H2SO4 cần pha chế 50ml dung dịch H2SO4 1,5M:
nH2SO4 = CM.V = 1,5.0,05 = 0,075 (mol)
Gọi x(ml) là thể tích của dung dịch H2SO4 1M (1) => nH2SO4 = CM.V = 1.0,001x = 0,001x mol
Gọi y(ml) là thể tích của dung dịch H2SO4 3M (2) => nH2SO4 = 3.0,001y = 0,003y mol
=> 0,001x + 0,003y = 0,075 và x + y = 50
Giải hệ phương trình ta có: x = 37,5ml; y = 12,5ml
- Cách pha chế:
+ Đong lấy 37,5ml dung dịch H2SO4 1M và 12,5ml dung dịch H2SO4 3M cho vào bình, lắc đều, ta được 50ml dung dịch H2SO4 1,5M.
Cao su buna - N (hay cao su nitrile; NBR) là loại cao su tổng hợp, có tính chịu dầu cao, được dùng trong ống dẫn nhiên liệu; sản xuất găng tay chuyên dụng,.... Để xác định tỉ lệ mắc xích butađien (CH=CH-CH=CH) và acrilonitrin (CH=CH-CN) trong cao su nitrile, người ta đốt mẫu cao su này trong lượng không khí vừa đủ (xem không khí chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích); thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, N2, H2O (trong đó CO2 chiếm 14,222% về thể tích). Tỉ lệ mắc xích butađien và acrilonitrin trong cao su nitrile là:
Câu A. 4 : 3.
Câu B. 3 : 4.
Câu C. 5 : 4.
Câu D. 1 : 3.
Có bốn bình không dán nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch HCl, HNO3, KCl, KNO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch chứa trong mỗi bình.
Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử, ta chia làm 2 nhóm như sau:
- Nhóm 1: HCl, HNO3, làm quỳ tím hóa đỏ.
- Nhóm 2: KCl, KNO3 quỳ tím không đổi màu.
Cho dung dịch AgNO3 vàp 2 mẫu thử ở nhóm X, mẫu thử tạo kết tủa trắng là HCl, còn lại là HNO3.
AgNO3 + HCl -> AgCl↓ + HNO3.
Cho dung dịch AgNO3 vào 2 mẫu thử ở nhóm 2, mẫu thử tạo kết tủa trắng là KCl, còn lại là KNO3.
AgNO3 + KCl -> AgCl↓ + KNO3
Hệ số đứng trước chất bị oxi hóa của phản ứng: FexOy + CO -> FemOn + CO2. Khi phương trình cân bằng là:
Câu A. nx - my
Câu B. m
Câu C. mx - 2ny
Câu D. my - nx
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet