Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển đổi hoá học sau :
(1) 2Fe + 3Cl2 to→ 2FeCl3
(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
(3) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
(4) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
(5) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(6) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
(7) Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O
(8) FeSO4 + Zn → ZnSO4 + Fe
Hòa tan hoàn toàn 2,44g hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất), ở điều kiện chuẩn và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của FexOy trong hỗn hợp X ban đầu là:
Giải
Ta có: nSO2 = 0,0225 mol ;
X thành Fe : a mol, O : b mol, Cu : c mol
→ 56a + 16b + 64c = 2,44 (1)
BT e ta có : 3nFe + 2nCu = 2nO + 2nSO2
→ 3a + 2c = 2b + 2.0,0225 (2)
Ta lại có : m muối = mFe2(SO4)3 + mCuSO4 = 200a + 160c = 6,6 (3)
Từ 1,2, 3 → a = 0,025; b = 0,025; c = nCu = 0,01 mol => mCu = 0,64g
→ mFexOy = 1,8g
→%mFexOy = (1,8.100) : 2,44 = 73,77%
Hãy tìm công thức hóa học đơn giản nhất của một loại oxit của lưu huỳnh, biết rằng trong oxit này có 2g lưu huỳnh kết hợp với 3g oxi.
Số mol của nguyên tử lưu huỳnh là: nS = 2/32 = 1/16 mol
Số mol của nguyên tử oxi là: nO = 3/16 mol
Ta có: nS : nO = 1/16 : 3/16 = 1:3
⇒ Trong một phân tử lưu huỳnh trioxit có 1 nguyên tử S và có 3 nguyên tử O.
Vậy công thức hóa học đơn giản nhất của oxit lưu huỳnh là SO3.
Tại sao khi nông nghiệp phát triển thì các sinh vật trong đất giảm đi rất nhiều nhiều nơi không còn nữa?
Một số phân bón có thể tiêu diệt các loại sinh vật có hại này. Ví dụ trước khi trồng khoai tây một tuần người ta đưa vào đất một lượng urê (1,5 kg/m2) thì các mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn. Hiện tượng dễ thấy là không còn đỉa trong nước ở nhiều nơi như ngày trước nữa.
Chất X là một muối có công thức phân tử C3H10N2O3. Khi cho X tác dụng với KOH ta thu được một amin bậc ba và các chất vô cơ.
Hãy viết công thức cấu tạo và tên của chất X.
Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa X và KOH.
Chất X có CTCT: [(CH3)3NH]+NO3-
Trimetylamoninitrat
[(CH3)3NH]+NO3- + KOH→ (CH3)3N + KNO3 + H2O
Trimetylamin
a) Dựa vào giá trị độ âm điện (F: 3,98; O: 3,44; Cl: 3,16; N: 3,04) hãy xét xem tính phi kim thay đổi như thế nào của dãy nguyên tố sau : F, O, N, Cl.
b) Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau đây: N2, CH4, H2O, NH3.
Xét xem phân tử nào có liên kết không phân cực, liên kết phân cực mạnh nhất.
a)
F | O | Cl | N | |
Độ âm điện | 3,98 | 3,44 | 3,16 | 3,04 |
Nhận xét: Tính phi kim của dãy nguyên tố : F, O, N, Cl giảm dần
b)
N2 | CH4 | H2O | NH3 | |
Hiệu độ âm điện | 0 | 0,35 | 1,24 | 0,84 |
Phân tử N2, CH4 có liên kết cộng hóa trị không phân cực. Phân tử H2O có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh nhất trong dãy.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet