Cho dung dịch muối X vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thấy thoát ra khí không màu; đồng thời thu được kết tủa T. X và Y lần lượt là.
Câu A. NaHSO4 và Ba(HCO3)2.
Câu B. Ba(HCO3)2 và Ba(OH)2.
Câu C. Na2CO3 và BaCl2. Đáp án đúng
Câu D. FeCl2 và AgNO3.
Chọn C
- Các phản ứng xảy ra:
A. 2NaHSO4 (X) + Ba(HCO3)2 (Y) → BaSO4 ↓(Z) + Na2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O
BaSO4 (Z) + H2SO4 : không xảy ra phản ứng
B. Ba(HCO3)2 (X) + Ba(OH)2 (Y) → 2BaCO3↓(Z) + 2H2O
BaCO3 (Z) + H2SO4 → BaSO4↓ + CO2↑ + H2O
Lưu ý: Y là dung dịch muối do đó đáp án B không thỏa mãn.
C. Na2CO3 (X) + BaCl2 (Y) → BaCO3 (Z) + 2NaCl
BaCO3 (Z) + H2SO4 → BaSO4 ↓+ CO2↑ + H2O
D. FeCl2 (X) + AgNO3 (Y) → Fe(NO3)3 + AgCl↓ + Ag↓
AgCl và Ag không tác dụng với H2SO4
Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là gì?
Số mol H2 là nH2 = 0,6/2 = 0,3(mol)
PTHH : Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑ (1)
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑ (2)
Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Zn trong dung dịch x, y > 0
nH2 = x + y = 0,3 mol.
mhh = 24x + 65y = 15,4.
Khối lượng muối là m = x(24 + 71) + y(65 + 71)
m = 24x + 65y + 71(x + y) = 15,4 + 71.0,3 = 36,7 (g)
Hai chất hữu cơ A, B mạch hở, đơn chức là đồng phân của nhau ( chứa C, H, O) đều tác dụng được với , không tác dụng được với Na. Đốt cháy m gam hỗn hợp A và B cần 7,84 lít (đktc). Sản phẩm thu được cho qua bình (1) đựng khan, bình (2) đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 5,4 g, bình (2) thu được 30 g kết tủa. Hãy xác định công thức phân tử của A, B và viết công thức cấu tạo của chúng.
. Khối lượng bình (1) tăng là khối lượng nước;
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng mhỗn hợp = 7,4 g.
Từ khối lượng C, H, O suy ra công thức phân tử của A và B là .
Vì A, B tác-dụng được với , không tác dụng được với Na nên chúng là este đồng phân của nhau. Công thức cấu tạo của chúng là và .
Từ MgCO3 điều chế Mg. Từ CuS điều chế Cu. Từ K2SO4 điều chế K (các chất trung gian tùy ý chọn)
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O (1)
MgCl đpnc → Mg + Cl2 (2)
* Từ CuS → Cu
2CuS + 3O2 to → 2CuO + 2SO2 (1)
H2 + CuO to → Cu + H2O (2)
*Từ K2SO4 → K
K2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2KCl (1)
2KCl đpnc → 2K + Cl2 (2)
Có 3 chất rắn là Cu, Al, CuO đựng riêng biệt trong 3 lọ bị mất nhãn. Để nhận biêt 3 chất rắn trên, ta dùng thuốc thử là:
Câu A. Dung dịch NaOH
Câu B. dung dịch CuSO4
Câu C. Dung dịch HCl
Câu D. khí H2
Phản ứng hóa học xảy ra trong pin điện hóa :
2Au3+ + 3Ni → 2Au + 3Ni2+
Eo của pin điện hóa là bao nhiêu?
Eopin = EoAu3+/Au - EoNi2+/Ni = 1,5 – (-0,26) = 1,76 V
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet