Dung dịch Y gồm Al3+; Fe3+; 0,1 mol Na+; 0,2mol SO4 2-; 0,3 mol Cl-. Cho V lít dung dịch NaOH 1M, vào dung dịch Y để thu được kết tủa lớn nhất thì giá trị V:
Câu A.
0,8
Đáp án đúngCâu B.
0,7
Câu C.
0,6
Câu D.
0,5
Áp dụng ĐLBT điện tích:
3nAl3+ + 3nFe3+ + nNa+ = 2nSO42- + nCl-
---> nAl3+ + nFe3 = (2nSO42- + nCl- - nNa+ )/3 = (2.0,2 + 0,3 – 0,1)/3 = 0,2 mol
Để thu được kết tủa lớn nhất thì NaOH phản ứng vừa đủ tạo hidroxit và không hòa tan kết tủa
nOH- = 3(nAl3+ + nFe3+) = 0,2.3 =0,6 mol -à V = 0,6 lit
Hoà tan hoàn toàn 0,575 gam một kim loại kìềm vào nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 25 gam dung dịch HCl 3,65%. Xác định kim loại hoà tan?
X + H2O → XOH + 1/2H2
XOH + HCl → XCl + H2O
=> nHCl = nXOH = nX = 0,025 mol
=> MX = 23g (Na)
Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Tính giá trị tối thiểu của V?
nFe = 0,02 mol; nCu = 0,03 mol
→ ∑ ne cho = 0,02.3 + 0,03.2 = 0,12 mol ;
nH+ = 0,4 mol; nNO3- = 0,08 mol (Ion NO3- trong môi trường H+ có tính oxi hóa mạnh như HNO3)
- Bán phản ứng:
NO3- + 4H+ --> NO + 2H2O
0,12---------------0,16
Vì 0,12/3 < 0,08/1 < 0,4/4
→ kim loại hết và H+ dư
→ nH+ dư = 0,4 – 0,16 = 0,24 mol
→ ∑ nOH- (tạo kết tủa max) = 0,24 + 0,02.3 + 0,03.2 = 0,36
→ V = 0,36 lít hay 360 ml
→ Đáp án A
Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 với 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3 thu được dung dịch X. Nồng độ ion SO42- trong X là bao nhiêu?
Phản ứng điện li:
MgSO4 → Mg2+ + SO42-
Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42-
nSO42- = 0,4 mol
⇒ CM(SO42-) = 0,4 / 0,5 = 0,8 (M)
Xà phòng hóa hoàn toàn 44,2 gam chất béo X bằng lượng dư dung dịch NaOH, thu được glixerol và 45,6 gam muối. Tính khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng?
(RCOO)3C3H5 (X) → 3RCOONa (muối)
Tăng giảm khối lượng:
nX = (45,6 - 44,2) : (23.3 - 41) = 0,05 mol
⇒ mNaOH phản ứng = 0,05 × 3 × 40 = 6(g)
Câu A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
Câu B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
Câu C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.
Câu D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet