Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ) thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là:
Câu A.
0,04
Câu B.
0,075
Câu C.
0,12
Câu D.
0,06
Đáp án đúngFeS2 + HNO3 à Fe2(SO4)3
Cu2S + HNO3 à CuSO4
ADĐLBTNT: ta có
nFe3+ = nFeS2 = 0,12 mol
nCu2+ = 2nCu2S = 2a mol
nSO42- = 2nFeS2 + nCu2S = 0,12.2 + a = (a + 0,24) mol
ADĐLBTĐT ta có
3nFe3+ + 2nCu2+ = 2nSO42-
Vậy đáp án D đúng
Từ hiđro, clo, nitơ và các hóa chất cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học (có ghi rõ điều kiện phản ứng) điều chế phân đạm amoni clorua.
Viết phương trình các phản ứng hóa học tao ra bazơ và axit. Làm thế nào để nhận biết được dung dịch axit và dung dịch bazơ?
Phương trình các phản ứng tạo ra bazơ và axit:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
Na2O + H2O → 2NaOH.
SO3 + H2O → H2SO4.
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.
* Nhận biết dung dịch axit:
- Quỳ tím hóa đỏ.
- Tác dụng với kim loại, muối cacbonat có khí bay lên.
* Nhận biết dung dịch bazơ:
- Quỳ tím hóa xanh.
- Phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng.
Có các lọ hóa chất mất nhãn, trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: FeCl2, FeCl3 , CuCl2, AlCl3 , NH4Cl. Chỉ dùng các ống nghiệm và dung dịch NaOH lần lượt thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch trong các dung dịch kể trên?
Câu A. 2
Câu B. 3
Câu C. 4
Câu D. 5
Từ muối CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế 150 gam dung dịch CuSO4 có nồng độ 7%?
Khối lượng chất tan là: mCuSO4 = (150.7)/100 = 10,5 gam
Khối lượng dung môi nước là: mnước = mdd - mct = 150-10,5 = 139,5 gam
Pha chế: Cân lấy 10,5 gam CuSO4 khan cho vào cốc có dung tích 200ml. Đong 139,5 ml nước cất, đổ dần dần vào cốc và khuấy nhẹ. Ta được 150 gam dung dịch CuSO4 7%
Cho 0,1 mol CaCO3(r) vào bình chân không dung tích 1 lít để thực hiện phản ứng sau:
CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k);
Ở nhiệt độ 820oC , hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3
Ở nhiệt độ 880oC, hằng số cân bằng KC = 1,06.10-2.
Tính hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 (%CaCO3 bị phân hủy) khi đạt đến trạng thái cân bằng ở hai nhiệt độ trên. So sánh các kết quả thu được hãy rút ra kết luận và giải thích.
Phản ứng xảy ra: CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k);; K = [CO2].
+ Ở nhiệt độ 820oC: KC = 4,28.10-3 , do đó [CO2] = 4,28.10 -3 (mol/l)
=> %H = [ 4,28.10 -3 : 0,1].100% = 4,28%
+ Ở nhiệt độ 880oC: KC = 1,06.10-2 , do đó [CO2] = 1,06.10-2 (mol/l)
=> %H = [ 1,06.10-2 : 0,1].100% = 10,6%
H% = (1,06.10-2/0,1). 100% = 10,6%
Vậy ở nhiệt độ cao hơn, lượng CaO, CO2 tạo thành theo phản ứng nhiều hơn, nghĩa là ở nhiệt độ cao hơn hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 lớn hơn.
Giải thích: Phản ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt. Cân bằng phản ứng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
error code: 525