Câu hỏi lý thuyết về phản ứng tạo kết tủa với ion Ag
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?


Đáp án:
  • Câu A. HCl

  • Câu B. H3PO4 Đáp án đúng

  • Câu C. H2S

  • Câu D. HBr

Giải thích:

Đáp án B Phân tích: A. AgNO3 + HCl → HNO3 + AgCl ↓ (trắng) B. 3AgNO3 + H3PO4 → 3HNO3 + Ag3PO4 ↓ . Nhưng sau đó, Ag3PO4 ↓ tan trong axit HNO3. C. 2AgNO3 + H2S → 2HNO3 + Ag2S ↓ (đen) D. AgNO3 + HBr → HNO3 + AgBr ↓ (vàng nhạt)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy nêu những tính chất vật lí của hiđro clorua.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy nêu những tính chất vật lí của hiđro clorua.


Đáp án:

- Hiđro clorua là chất khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí 1,26 lần, rất độc.

- Hiđro clorua tan nhiều trong nước tạo dung dịch axit.

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất sau: rượu etylic, axit axetic, chất béo. Hỏi: a) Phân tử chất nào có nhóm – OH? Nhóm – COOH? b) Chất nào tác dụng với K? với Zn? Với NaOH? Với K2CO3? Viết các phương trình hóa học
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho các chất sau: rượu etylic, axit axetic, chất béo. Hỏi:

a) Phân tử chất nào có nhóm – OH? Nhóm – COOH?

b) Chất nào tác dụng với K? với Zn? Với NaOH? Với K2CO3?

Viết các phương trình hóa học

 

Đáp án:

a) Chất có nhóm – OH: rượu etylic (C2H5OH), CH3COOH.

Chất có nhóm – COOH: axit axetic (CH3COOH).

b) - Chất tác dụng được với K: rượu etylic và axit axetic:

2C2H5OH + 2K → 2C2H5OK + H2

2CH3COOH + 2K → 2CH3COOK + H2

- Chất tác dụng được với Zn: CH3COOH

2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2

- Chất tác dụng được với NaOH : axit axetic và chất béo :

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → C3H5(OH)3 + 3RCOONa

- Chất tác dụng với K2CO3: CH3COOH

2CH3COOH + K2CO3 → 2CH3COOK + CO2↑ + H2O.

Xem đáp án và giải thích
Ứng dụng của Cs
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Kim loại nào dưới đây được dùng để làm tế bào quang điện ?

Đáp án:
  • Câu A. Na

  • Câu B. Li

  • Câu C. Ba

  • Câu D. Cs

Xem đáp án và giải thích
Cho các bước ở thí nghiệm sau: - Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên. - Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm. - Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng. Cho các phát biểu sau: (1) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu. (2) Ở bước 2 thì anilin tan dần. (3) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt. (4) Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy. (5) Sau khi làm thí nghiệm, rửa ống nghiệm bằng dung dịch HCl, sau đó tráng lại bằng nước sạch. Số phát biểu đúng là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:
  • Cho các bước ở thí nghiệm sau:

     - Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.

     - Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.

     - Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng.

Cho các phát biểu sau:

     (1) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu.

     (2) Ở bước 2 thì anilin tan dần.

     (3) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.

     (4) Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy.

     (5) Sau khi làm thí nghiệm, rửa ống nghiệm bằng dung dịch HCl, sau đó tráng lại bằng nước sạch.

Số phát biểu đúng là


Đáp án:

- Cho nước cất vào anilin lắc đều sau đó để yên một chút sẽ thấy tách làm 2 lớp nước ở trên, anilin ở dưới (do anilin nặng hơn nước và rất ít tan trong nước trong nước).

- Cho HCl vào thu được dung dịch đồng nhất (do anilin tan được trong HCl, tạo muối tan)

                   C6H5NH2 + HCl --> C6H5NH3Cl

- Cho NaOH vào dung dịch thu được vẫn đục, lại chia làm 2 lớp, lớp dưới là do anilin tạo ra, lớp trên là dung dịch nước muối ăn.

                   C6H5NH3Cl + NaOH --> C6H5NH2 + NaCl + H2O

Các phát biểu đúng là (1), (2), (4), (5).

Xem đáp án và giải thích
Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị ?


Đáp án:

Liên kết kim loại là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do và các ion dương, kết dính các ion dương kim loại với nhau.

So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị:

- Giống nhau: có sự dùng chung electron.

- Khác nhau:

+ Liên kết cộng hóa trị: sự dùng chung electron giũa hai nguyên tử tham gia liên kết.

+ Liên kết kim loại: sự dùng chung electron toàn bộ electron trong nguyên tử kim loại.

So sánh liên kết kim loại với liên kết ion.

- Giống nhau: đều là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện.

- Khác nhau:

+ Liên kết ion: do lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu.

+ Liên kết kim loại: lực hút tĩnh điện sinh ra do các electron tự do trong kim loại và ion dương kim loại.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…