Có 3 hóa chất sau đây: Etylamin, phenylamin, amoniac. Thứ tự tăng dần tính bazơ được xếp theo dãy:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có 3 hóa chất sau đây: Etylamin, phenylamin, amoniac. Thứ tự tăng dần tính bazơ được xếp theo dãy:


Đáp án:
  • Câu A. Amoniac < etylamin < phenylamin.

  • Câu B. Etylamin < amoniac < pheylamin.

  • Câu C. Phenylamin < amoniac < etylamin. Đáp án đúng

  • Câu D. Phenylamin < etyamin < amoniac.

Giải thích:

Đáp án C.

Cần nhớ: Gốc đẩy electron làm tăng tính bazơ, gốc hút electron làm giảm tính bazơ. Càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazo càng mạnh và ngược lại càng nhiều gốc hút e thì tính bazo càng yếu.

Do đó ta có thứ tự tính bazo tăng dần như sau:

amin bậc III hút e < amin bậc II hút e < amin bậc I hút e < NH3 < amin bậc I đẩy e < amin bậc II đẩy e < amin bậc III đẩy e

Nhóm đẩy: Những gốc ankyl (gốc hydrocacbon no): CH3-, C2H5-, iso propyl …

Các nhóm còn chứa cặp e chưa liên kết: -OH (còn 2 cặp), -NH2 (còn 1 cặp)….

Nhóm hút: tất cả các nhóm có chứa liên kết π, vì liên kết π hút e rất mạnh.

Những gốc hydrocacbon không no: CH2=CH-, CH2=CH-CH2- …

Những nhóm khác chứa nối đôi như: -COOH (cacboxyl), -CHO (andehyt), -CO- (cacbonyl), -NO2 (nitro), ….

Các nguyên tố có độ âm điện mạnh: -Cl, -Br, -F (halogen)…

2. Đáp án D. Khi cho CH3NH2 tác dụng với dung dịch HCl đặc ta thấy xung quanh xuất hiện khói trắng. Dựa vào đó nhận biết được CH3NH2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy ghép cấu hình electron ở trạng thái cơ bản với nguyên tử thích hợp. Cấu hình electron Nguyên tử A. [Ne] 3s2 3p4 . a. O. B. 1s2 2s2 2p4 . b. Te. C. [Kr]4d10 5s2 5p4 . c. Se. D. [Ar]3d104s24p4 . d. S.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy ghép cấu hình electron ở trạng thái cơ bản với nguyên tử thích hợp.

Cấu hình electron Nguyên tử
A. [Ne] 3s2 3p4 . a. O.
B. 1s2 2s2 2p4 . b. Te.
C. [Kr]4d10 5s2 5p4 . c. Se.
D. [Ar]3d104s24p4 . d. S.

Đáp án:

A-d; B-a; C-b; D-c.

Xem đáp án và giải thích
Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng để làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy. Chất X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng để làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy. Chất X là?


Đáp án:

Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng để làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy. Chất X là SO2 

Xem đáp án và giải thích
Hãy phân tích tên các chất sau thành phần thế (nếu có) + tên mạch cacbon chính + tên phần định mức.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phân tích tên các chất sau thành phần thế (nếu có) + tên mạch cacbon chính + tên phần định mức.

CH3CH2 CH3
Propan

CH2=CH-CH3
Propen

HC≡C-CH3
Propin

CH3-CH2-COOH
axit propanic

ClCH-CH2-CH3
1 – clopropan

BrCH2-CH2 Br
1,2 đibrommetan

CH3-CH2-CH2 OH
propan – 1ol

CH3-CH=CH-CH3
But – 2 en

 

 

 

 


Đáp án:

Công thức Tên phần thế Tên mạch Tên phần định chức
CH3CH2 CH3
Propan
  Prop An
CH2=CH-CH3
Propen
  Prop En
HC≡C-CH3
Propin
  Prop In
CH3-CH2-COOH
axit propanic
  Prop Anoic
ClCH-CH2-CH3
1 – clopropan
1-Clo Prop An
BrCH2-CH2 Br
1,2 đibrommetan
1,2 đibrom Et An
CH3-CH2-CH2 OH
propan – 1ol
  Prop An-1-ol
CH3-CH=CH-CH3
But – 2 en
  but -2-en

Xem đáp án và giải thích
Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra ?


Đáp án:

Nước ngọt không khác nước đường mấy chỉ có khác là có thêm khí cacbonic CO2. Ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép CO2 hòa tan vào nước. Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại thì thu được nước ngọt.

Khi bạn mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp nên CO2 lập tức bay vào không khí. Vì vậy các bọt khí thoát ra giống như lúc ta đun nước sôi. Về mùa hè người ta thường thích uống nước ngọt ướp lạnh.

Khi ta uống nước ngọt vào dạ dày, dạ dày và ruột không hề hấp thụ khí CO2. Ở trong dạ dày nhiệt độ cao nên CO2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, nhờ vậy nó mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Ngoài ra CO2 có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường việc tiết dịch vị, giúp nhiều cho tiêu hóa.

Xem đáp án và giải thích
Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp? Dẫn ra 2 thí dụ để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp? Dẫn ra 2 thí dụ để minh họa.


Đáp án:

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp.

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Thí dụ:

CaO + CO2 → CaCO3.

2Cu + O2 → 2CuO.

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Thí dụ:

2HgO → 2Hg + O2

2KClO3 → 2KCl + 3O2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…