Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 g Fe và 0,24 g Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 g. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.
Trước phản ứng có 1,12 + 0,24 = 1,36 gam kim loại, sau phản ứng có l,88g.
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2)
Theo (1) 24 g Mg phản ứng tạo 64 g Cu khối lượng tăng 40 g.
⇒ 0,24 g Mg phản ứng tạo 0,64 g Cu khối lượng tăng 0.4 g
⇒ nCu = 0,64/64 = 0,01 mol
Theo bài cho từ 1.36 gam kim loại sau phản ứng thu được 1.88 g tăng 0.52 g
→ Fe đã phản ứng và làm khối lượng tăng thêm 0,12 gam nữa.
Theo (2) 1 mol (56 g) Fe phản ứng tạo ra 1 mol(64 g) Cu khối lượng tăng 8 g.
→ nCu = 0,12/8 = 0,015 mol
nCuSO4 = 0,01 + 0,015 = 0,025 mol
CM CuSO4 = 0,025/0,25 = 0,1 M
Dẫn 2,24 lít khí đi qua ống đựng 32 g CuO nung nóng thu được chất rắn A và khí B.
Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính thể tích khí B (đktc).
Ngâm chất rắn A trong dung dịch HCl 2M dư. Tính thể tích dung dịch axit đã tham gia phản ứng.
Coi hiệu suất của quá trình là 100%.
Thể tích khí B là : 0,05.22,4=1,12 lít khí nitơ.
Chất rắn A gồm : 0,15 mol Cu và 0,4-0,15=0,25(mol) CuO.
Chỉ có CuO phản ứng với HCl.
Thế tích dung dịch HCl 2M là 0,5:2=0,25(lít).
Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 72%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra 9,85 gam kết tủa. Tìm giá trị lớn nhất của m?
nOH- = 0,5.(0,1 + 0,2.2) = 0,25 mol
nBaCO3 = 0,05 mol; nBa2+ = 0,5.0,2 = 0,1 mol
Gía trị lớn nhất của m ứng với giá trị lớn nhất của CO2 ⇒ tạo 2 muối
OH- + CO2 → HCO3- (1)
2OH- + CO2 → CO32- + H2O (2)
⇒ nCO2 max = nCO2 (1) + nCO2 (2) = nBaCO3 + (nOH- - 2 nBaCO3) = 0,2 mol
⇒ nglucozo = 1/2. nCO2 = 0,1 mol
⇒ mglucozo thực tế = 0,1.180: 72% = 25g
Những nguyên tố nào đứng cuối các chu kì? Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm chung gì?
Những nguyên tố khí hiếm đứng cuối chu kì. Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố khí hiếm có 8 electron ở lớp ngoài cùng (riêng He có 2e).
Sử dụng đồ dùng bằng nhôm có ảnh hưởng gì không ?
Nhôm là kim loại có hại cho cơ thể nhất là đối với người già. Bệnh lú lẫn và các bệnh khác của người già, ngoài nguyên nhân do cơ thể bị lão hóa còn có thể do sự đầu độc vô tình của các đồ nấu ăn, đồ dựng bằng nhôm. Tế bào thần kinh trong não người già mắc bệnh nào có chứa rất nhiều ion nhôm Al3+, nếu dùng đồ nhôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng cơ hội ion nhôm xâm nhập vào cơ thể, làm nguy cơ đến toàn bộ hệ thống thần kinh não.
Sử dụng đồ nhôm phải biết cách bảo quản, không nên đựng thức ăn bằng đồ nhôm hoặc không nên ăn thức ăn để trong đồ nhôm qua đêm, không nên dùng đồ nhôm để đựng rau trộn trứng gà và giấm…
Trong hai dung dịch ở các thí dụ sau đây, dung dịch nào có pH lớn hơn ?
1. Dung dịch 0,1M của một axit một nấc có và dung dịch 0,1M của một axit một nấc có
2. Dung dịch HCl 0,1M và dung dịch HCl 0,01M.
3. Dung dịch 0,1M và dung dịch HCl 0,1M.
4. Dung dịch HCl 0,01M và dung dịch 0,01M.
Giải thích vắn tắt cho từng trường hợp.
1. Dung dịch axit có . Giá trị K của axit nhỏ hơn chỉ ra rằng axit yếu hơn, pH lớn hơn.
2. Dung dịch HCl 0,01M. Nồng độ axit nhỏ hơn nên nồng độ nhỏ hơn, pH lớn hơn
3. Dung dịch 0,1M. Axit yếu phân li không hoàn toàn.
4. Dung dịch HCl 0,01M. Ở nồng độ thấp hai axit này phân li hoàn toàn nhưng là axit 2 nấc, do đó dung dịch 0,1M có nồng độ cao hơn tức là pH nhỏ hơn.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet