Cho dung dịch muối X vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thấy thoát ra khí không màu; đồng thời thu được kết tủa T. X và Y lần lượt là.
Câu A. NaHSO4 và Ba(HCO3)2.
Câu B. Ba(HCO3)2 và Ba(OH)2.
Câu C. Na2CO3 và BaCl2. Đáp án đúng
Câu D. FeCl2 và AgNO3.
Chọn C - Các phản ứng xảy ra: A. 2NaHSO4 (X) + Ba(HCO3)2 (Y) → BaSO4 kt (Z) + Na2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O ; BaSO4 (Z) + H2SO4 : không xảy ra phản ứng. B. Ba(HCO3)2 (X) + Ba(OH)2 (Y) → 2BaCO3 kt (Z) + 2H2O; BaCO3 (Z) + H2SO4 → BaSO4 + CO2 ↑ + H2O ; Lưu ý: Y là dung dịch muối do đó đáp án B không thỏa mãn. C. Na2CO3 (X) + BaCl2 (Y) → BaCO3 (Z) + 2NaCl ; BaCO3 (Z) + H2SO4 → BaSO4 + CO2↑ + H2O ; D. FeCl2 (X) + AgNO3 (Y) → Fe(NO3)3 + AgCl kt + Ag kt ; AgCl và Ag không tác dụng với H2SO4
Chất nào trong những chất sau có liên kết hiđro ? Từ đó hãy dự đoán thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất : anđehit axetic ( M=58 g/mol), propan ( M=44 g/mol), ancol etylic (M=46g/mol), đimetyl ete (M=46 g/mol).
Chất có khả năng tạo liên kết hiđro là : ancol etylic.
Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi : propan < đimetyl ete < anđehit axetic < ancol etylic.
Peptit có CTCT như sau: H2NCHCH3CONHCH2CONHCHCH(CH3)2COOH. Tên gọi đúng của peptit trên là
Đây là peptit do đó ta để ý các peptit nối với nhau bởi liên kết CO-NH:
H2NCHCH3CO-NHCH2CO-NHCHCH(CH3)2COOH
⇒ Tên gọi của amin là Ala-Gly-Val
Sử đụng mô hình xen phủ các obitan nguyên tử để giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong các phân tử: I2, HBr.
- Liên kết hóa học trong I2 được hình thành nhờ sự xen phủ giữa obitan p chứa electron độc thân của mỗi nguyên tử iot.
- Liên kết hóa học trong phân tử HBr được hình thành nhờ sự xen obitan ls của nguyên tử hiđro và obitan 4p có 1 electron độc nguyên tử brom.
Cho hỗn hợp 2 khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách tách đồng thời nhận biết sự có mặt từng khí trong hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học.
- Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch brom dư thấy brom bị nhạt màu và có khí bay ra chứng tỏ có khí SO2. Thu khí thoát ra kí hiệu là khí X.
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
Đun nhẹ dung dịch thu được ⇒ HBr bay hơi còn H2SO4 đặc.
Hòa tan bột Cu vào dd H2SO4 đặc vừa thu được, thu được khí SO2
Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O
- Dẫn phần khí X qua dung dịch nước vôi trong dư thấy khí bị hấp thụ hoàn toàn tạo kết tủa màu trắng chứng tỏ có khí CO2.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
Lọc kết tủa, cho tác dụng với dd HCl thu được CO2
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng các oxit sắt (II) là oxit bazo, các hidroxit sắt (II) là bazo (Viết các phương trình phản ứng hóa học)
FeO là oxi bazo : Có phản ứng với axit
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet