Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian, ozon bị phân hủy hết, ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%.
Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí ban đầu. Biết các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất
Đặt số mol O2 ban đầu và số mol O3 ban đầu lần lượt là a mol và b mol
Xét 1 mol hỗn hợp ⇒ (a + b) = 1
2O3 → 3O2
b → 1,5b
Vì O3 đã bị phân hủy hết nên sau phản ứng: nO2 (a + 1,5b) mol
Số mol khí tăng thêm: (a + l,5b) - (a + b) = 0,5b mol
Theo đề bài:
%Vtăng thêm = (0,5b. 100%)/(a + b) = 2% ⇒ b = 0,04 ⇒ a = 0,96
Thành phần phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp đầu:
%VO3 = (0,04. 100%)/1 = 4%; %VO2 = 100% - 4% = 96%
Câu A. 3
Câu B. 2
Câu C. 5
Câu D. 1
a) Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm?
b) Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, chu kì lớn? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?
a)- Căn cứ vào những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, người ta sắp xếp thành các dãy nguyên tố gọi là chu kì (trừ chu kì 1).
- Căn cứ vào cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng tương tự nhau để sắp các nguyên tố thành nhóm.
b) Chu kì là dãy những nguyên tố mà những nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. Chu kì nào cũng bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm (Trừ chu kì 1).
Bảng tuần hoàn có 7 chu kì gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
Chu kì nhỏ là chu kì 1, 2, 3.
Chu kì 1 có 2 nguyên tố.
Chu kì 2, 3 đều có 8 nguyên tố.
Chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6, 7.
Chu kì 4, 5 đều có 18 nguyên tố.
Chu kì 6 có 32 nguyên tố.
Chu kì 7 mới tìm thấy 32 nguyên tố.
Nguyên tử Fe có Z = 26. Hãy viết cấu hình electorn của Fe. Nếu nguyên tử Fe bị mất hai electron, mất ba electron thì các cấu hình electron tương ứng sẽ như thế nào?
Fe Z = 26: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2
Fe2+ Z = 26: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6
Fe3+ Z = 26: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5
Nguyên tử của các kim loại trong nhóm IA khác nhau về cấu hình electron nguyên tử.
Câu A. Cấu hình electron nguyên tử.
Câu B. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
Câu C. Số oxi hóa của nguyên tử trong hợp chất.
Câu D. Kiểu mạng tinh thể của đơn chất.
Hãy giải thích :
a. Khi điện phân KCl nóng chảy và khi điện phân dung dịch KCl thì sản phẩm thu được là khác nhau.
b. Khi điện phân dung dịch KNO3, dung dịch H2SO4 thì sản phẩm thu được là giống nhau.
a, *Điện phân KCl nóng chảy
Catot(-) ← KCl nóng chảy → Anot(+)
K+ Cl-
K+ + e → K
2Cl- → Cl2 + 2e
Phương trình điện phân: 2KCl ----đpnc--> 2K + Cl2
* Điện phân dung dịch KCl
Catot(-) ← KCl dung dịch → Anot(+)
K+ ,H2O Cl-,H2O
2H2O +2e → H2 + 2OH-(dd)
2Cl- → Cl2 + 2e
Phương trình điện phân: 2KCl + 2H2O --đpdd--> 2KOH + H2 + Cl2
Sự khác nhau về sản phẩm điện phân KCl nóng chảy và dung dịch KCl trong nước là quá trình khử ion K+ và khử H2O tương ứng.
b. * Điện phân dung dịch KNO3
Catot(-) ← KNO3 dung dịch → Anot(+)
K+ ,H2O NO3-, H2O
2H2O + 2e → H2 + 2OH-(dd)
2H2O → O2 + 4H+ + 4e
Phương trình điện phân: 2H2O --đpdd KNO3--> 2H2 + O2
*Điện phân dung dịch H2SO4
Catot(-) ← KCl dung dịch → Anot(+)
H+ ,H2O SO42-, H2O
2H+ + 2e → H2 2H2O → O2 + 4H+ + 4e
Phương trình điện phân: 2H2O --đpdd H2SO4--> 2H2 + O2
Sự giống nhau về sản phẩm điện phân KNO3 và dung dịch H2SO4 trong nước là vì thực chất đều là phản ứng điện phân nước.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet