Một hỗn hợp bột gồm Al, Fe, Cu, Hãy trình bày một phương pháp hóa học để tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng.
Cho dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp 3 kim loại thu được hai phần.
Phần dung dịch là NaAlO2 và NaOH dư
Phần chất rắn là Cu và Fe
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2
Lấy phần dung dịch dẫn CO2 đến dư thu được kết tủa Al(OH)3. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là Al2O3. Điện phân nóng chảy Al2O3 ta được Al.
NaAlO2 + CO2 + H2O → NaHCO3 + Al(OH)3 ↓
CO2 + NaOH → NaHCO3
CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
2Al2O3 → 4Al + 3O2
Phần chất rắn đem hòa tan trong HCl dư, thu được dung dịch là FeCl2, còn phần chất rắn là Cu. Điện phân dung dịch thu được ta được Fe.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
FeCl2 → Fe + Cl2
Câu A. 0,336
Câu B. 0,448.
Câu C. 0,560.
Câu D. 0,672.
Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ có hiện tượng gì?
Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ có hiện tượng kết tủa trắng.
Câu A. 5
Câu B. 4
Câu C. 3
Câu D. 2
Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?
Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng với là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.
Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH>4,5) người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH<3,5) người ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày chứa muối hiđrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hòa bớt lượng axit trong dạ dày.
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Xét phản ứng : 2NO2 (k) ⇆ N2O4 (k). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí thu được so với H2 ở nhiệt độ t1 là 27,6; ở nhiệt độ t2 là 34,5 (t1 > t2). Có 3 ống nghiệm đựng khí NO2 (có nút kín). Sau đó : Ngâm ống thứ nhất vào cốc nước đá; ngâm ống thứ hai vào cốc nước sôi; ống thứ ba để ở điều kiện thường. Một thời gian sau, ta thấy hiện tượng gì?
Ở nhiệt độ t2 hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 lớn hơn nhiệt độ t1 ⇒ ở nhiệt độ t2 có lượng N2O4 lớn hơn ở nhiệt độ t1. Mà t1 > t2 ⇒ khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (tạo thành N2O4 không màu); khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (tạo thành NO2 màu nâu).
Như vậy, ống thứ nhất có màu nhạt nhất, ống thứ hai có màu đậm nhất.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB