Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp: "Các vật thể …. đều gồm một số ... khác nhau, ... được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là ... hay hỗn hợp một số ... Nên ta nói được: Đâu có ... là có ..."
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp: "Các vật thể …. đều gồm một số ... khác nhau, ... được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là ... hay hỗn hợp một số ... Nên ta nói được: Đâu có ... là có ..."


Đáp án:

Các vật thể tự nhiên đều gồm một số chất khác nhau, vật thể nhân tạo được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất. Nên ta nói được

   Đâu có vật thể là có chất.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một hợp chất gồm 2 nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng là 3 phần magie với 4 phần lưu huỳnh. Tìm công thức hóa học đơn giản của hợp chất đó?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Một hợp chất gồm 2 nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng là 3 phần magie với 4 phần lưu huỳnh. Tìm công thức hóa học đơn giản của hợp chất đó?


Đáp án:

Số mol Mg kết hợp với lưu huỳnh: nMg = 0,125 mol

Số mol S kết hợp với magie: nS = 0,125 mol

Vậy 0,125 mol nguyên tử Mg kết hợp với 0,125 mol nguyên tử S

→ 1 mol nguyên tử Mg kết hợp với 1 mol nguyên tử S

Nên công thức hóa học đơn giản của hợp chất là MgS

Xem đáp án và giải thích
Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan ( không chứa muối amoni ). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan (không chứa muối amoni ). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn. Tìm m?


Đáp án:

Cu, Fe, Zn --> Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Zn(NO3)2 -t0C-> CuO, Fe2O3, ZnO

mNO3- = 92,6 – 30,6 = 62 gam

⇒ nNO3- = 1 mol

Bảo toàn điện tích ta có: nO2- = 1/2. nNO3- = 0,5 mol

⇒ m = mKL + mO2- = 30,6 + 0,5.16 = 38,6 gam

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đốí với hiđro là 3,6. a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B. b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đốí với hiđro là 3,6.

a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.

b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.


Đáp án:

a) Đặt số mol O2 và O3 trong hỗn hợp A lần lượt là a mol và b mol.

Xét 1 mol hỗn hợp A => a + b = 1 (∗)

Theo đề bài ta có: MA = (32a + 48b)/(a + b) = 192,2.2 = 38,4 (**)

Giải hệ (∗) và (∗∗) ta được a = 0,6; b = 0,4 => %VO2=60%; %VO3=40%.

Giải tương tự ta tính được hỗn hợp B: %VH2=80%; %VCO=20%

b) Các phản ứng xảy ra:

2H2 + O2 → 2H2O (1)

2CO +O2 → 2CO2 (2)

3H2 + O3 → 3H2O (3)

3CO + O3 → 3CO2 (4)

Đặt số mol của A cần dùng để đốt cháy 1 mol B là x mol

 nO2 = 0,6x & nO3 = 0,4x

Trong 1 mol hỗn hợp B: nH2 = 0,8 & nCO = 0,2

Từ (1), (2), (3) và (4): nH2 pu = nH2O tạo thành = 0,8 mol & nCO pu = nCO2 tạo thành =0,2 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mA + mB = mCO2 + mH2O = 0,8.18 + 0,2.44 = 23,2 g

mB = 0,8.2 + 0,2.28 = 7,2 g

⇒ mA = 23,2 - 7,2 = 16g = 32.0,6x + 48.0,4x ⇒ x = 5/12 ≈ 0,416 (mol)

 

Xem đáp án và giải thích
Carbohidrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là đúng?

Đáp án:
  • Câu A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.

  • Câu B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh, xoắn vào nhau tạo thành sợi xenlulozơ.

  • Câu C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

  • Câu D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy 3 gam chất hữu cơ A, thu được 8,8g khí CO2 và 5,4g H2O a) Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào? b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy 3 gam chất hữu cơ A, thu được 8,8g khí CO2 và 5,4g H2O

a) Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào?

b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A.

c) Chất A có làm mất màu dung dịch brom không?

d) Viết phương trình hóa học của A với clo khi có ánh sáng.


Đáp án:

a) nCO2 = 0,2 mol

⇒ Bảo toàn nguyên tố C: nC = nCO2 = 0,2 mol ⇒ mC = 0,2 × 12 = 2,4g.

nH2O = 0,3 mol

⇒ Bảo toàn nguyên tố H: nH = 2nH2O = 0,6 mol ⇒ mH = 0,6 x 1 = 0,6g.

mC,H = 2,4 + 0,6 = 3g = mA có hai nguyên tố C và H, vậy A là Hiđrocacbon.

b) Đặt công thức phân tử của A là CxHy

x: y = 2,4/12:0,6/1 = 1:3

Vậy CTPT của A có dạng (CH3)n vì MA < 40

→ (CH3)n < 40 ⇒ 15n < 40

• Nếu n = 1 ⇒ không hợp lý.

• Nếu n = 2 ⇒ CTPT của A là C2H6 (nhận)

c) A không làm mất màu dung dịch Br2.

d) C2H6 + Cl--as--> C2H5Cl + HCl

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…