Trộn 10,8 g bột nhôm với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 25,5 g Al2S3. Tính hiệu suất phản ứng ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 10,8 g bột nhôm với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 25,5 g Al2S3. Tính hiệu suất phản ứng ?


Đáp án:

nAl = 0,4 mol

Phương trình hóa học:

2Al + 3S --t0--> Al2S3

2 → 1 mol

0,4 → 0,2 (mol)

mAl2S3 lt = 0,2.150 = 30 g

Hiệu suất phản ứng là: H = mtt/mlt .100% = 85%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Kết tủa cực đại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch X chứa 0,06 mol H2SO4 và 0,04 mol Al2(SO4)3. Nhỏ rất từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào X thì lượng kết tủa cực đại có thể thu được là bao nhiêu gam?

Đáp án:
  • Câu A. 48,18

  • Câu B. 32,62

  • Câu C. 46,12

  • Câu D. 42,92

Xem đáp án và giải thích
Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được hai muối trong mỗi cặp chất sau được không ? a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3. b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4. c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2. Giải thích và viết phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được hai muối trong mỗi cặp chất sau được không ?

a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3.

b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4.

c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2.

Giải thích và viết phương trình hoá học.


Đáp án:

Dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được 2 muối trong những cặp chất:

a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3. Dung dịch muối nào tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa màu đỏ nâu, là muối Fe2(SO4)3:

Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4

b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4 .Dung dịch muối nào tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa màu xanh, là muối CuSO4 :

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓+ Na2SO4

c) Dung dich Na2SO4 và dung dịch BaCl2 : không dùng NaOH để nhận biết 2 dung dịch trên vì sau phản ứng các cặp chất không tồn tại.

Xem đáp án và giải thích
Dùng công thức cấu tạo viết phương trình hoá học của stiren với: a. H2O( xúc tác H2SO4) b. HBr c. H2 (theo tỉ lệ mol 1:1, xúc tác Ni)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dùng công thức cấu tạo viết phương trình hoá học của stiren với:

a. H2O( xúc tác H2SO4)

b. HBr

c. H2 (theo tỉ lệ mol 1:1, xúc tác Ni)


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Chỉ số xà phóng hóa của chất béo là số mg KOH cần để xà phòng hóa triglixerit và trung hòa axit béo tự do trong một gam chất béo (tức xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam chất béo). Hãy tính chỉ số xà phòng hóa của một chất béo, biết rằng khi xà phòng hóa hoàn toàn 1,5 gam chất béo đó cần 50 ml dung dịch KOH 0,1 M
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ số xà phóng hóa của chất béo là số mg KOH cần để xà phòng hóa triglixerit và trung hòa axit béo tự do trong một gam chất béo (tức xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam chất béo). Hãy tính chỉ số xà phòng hóa của một chất béo, biết rằng khi xà phòng hóa hoàn toàn 1,5 gam chất béo đó cần 50 ml dung dịch KOH 0,1 M


Đáp án:

nKOH = 0,05.0,1 = 0,005 (mol)

=> mKOH = 0,005. 56 = 0,28 g = 280 (mg)

Xà phòng hóa 1,5 gam chất béo cần 280 mg KOH do đó xà phòng hóa 1 gam chất béo cần 186,7 mg KOH. Vậy chỉ số xà phòng là 186,7.

Xem đáp án và giải thích
Axit axetic có thể tác dụng được với những chất nào trong các chất sau đây: ZnO, Na2SO4, KOH, Na2CO3, Cu, Fe? Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Axit axetic có thể tác dụng được với những chất nào trong các chất sau đây: ZnO, Na2SO4, KOH, Na2CO3, Cu, Fe? Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có).


Đáp án:

Chất tác dụng được với axit axetic là ZnO, KOH, Na2CO3, Fe.

2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + H2O.

CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O.

2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O.

2CH3COOH + Fe → (CH3COO)2Fe + H2.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…