Chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau: Tính khử; tính oxi hóa; chiếm oxi; nhường oxi; nhẹ nhất Trong các chất khí, hiđro là khí ... Khí hidro có ... Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có ... vì ... của chất khác; CuO có ... vì ... cho chất khác.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Tính khử; tính oxi hóa; chiếm oxi; nhường oxi; nhẹ nhất

Trong các chất khí, hiđro là khí ... Khí hidro có ...

Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có ... vì ... của chất khác; CuO có ... vì ... cho chất khác.


Đáp án:

Trong các chất khí, hiđro là khí nhẹ nhất. Khí hiđro có tính khử.

Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có tính khử vì chiếm oxi của chất khác, CuO có tính oxi hoá vì nhường oxi cho chất khác.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về phản ứng thủy phân tinh bột
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Quá trình thủy phân tinh bột bằng enzim không xuất hiện chất nào sau đây :


Đáp án:
  • Câu A. Saccarozo

  • Câu B. Dextrin

  • Câu C. Mantozo

  • Câu D. Glucozo

Xem đáp án và giải thích
Trình bày tính chất vật lý và hóa học của nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày tính chất vật lý và hóa học của nước.


Đáp án:

Tính chất vật lý

- Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100ºC (dưới áp suất khí quyển là 760mmHg), hóa rắn ở 0ºC.

- Hoà tan nhiều chất: rắn (như muối ăn, đường…), lỏng (như cồn, axit …), khí (như amoniac, hiđro clorua…).

Tính chất hóa học

Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường, tác dụng với một số bazơ và tác dụng với nhiều oxit axit.

a) Tác dụng với kim loại

Nước có thể tác dụng với một số kim loại như K, Na, Ca, Ba… ở nhiệt độ thường tạo ra bazơ tương ứng và khí hiđro.

Ví dụ: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

b) Tác dụng với oxit bazơ

Nước có thể tác dụng với một số oxit bazơ như K2O, Na2O, CaO, BaO … tạo ra bazơ.

Ví dụ: CaO + H2O → Ca(OH)2

c) Tác dụng với oxit axit

Nước tác dụng với oxit axit tạo ra axit.

Ví dụ: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Xem đáp án và giải thích
Biết 2,3 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, FeO tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch H2SO4 0,2M. Khối lượng muối thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết 2,3 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, FeO tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch H2SO4 0,2M. Khối lượng muối thu được là bao nhiêu?


Đáp án:

nH2SO4 = 0,1. 0,2 = 0,02 mol

RO + H2SO4 → RSO4 + H2O

1 mol oxit (RO) → 1 mol muối sunfat (RSO4) ⇒ khối lượng tăng là: 96 – 16 = 80g

Khối lượng muối thu được là: 2,3 + 80. 0,02 = 3,9 g

nH2SO4 = 0,2.0,1 = 0,02 mol

2,3g (MgO, CuO, FeO) + 0,2 mol H2SO4 → muối sunfat + H2O

Ta thấy:

nH2SO4 = nH2O = 0,2 mol

Áp dụng DLBTKL:

moxit + mH2SO4 = mmuối + mH2O

↔ 2,3 + 96.0,2 = mmuối + 18.0,2

↔ mmuối = 3,9 (g)

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam một cacbohidrat X thu 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O a. Tìm công thức đơn giản nhất của X, X thuộc loại cacbohiđrat nào đã học? b. Đung 16,2 gam X trong dung dịch axit thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được bao nhiêu gam Ag. Giả sử hiệu suất của quá trình là 80%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam một cacbohidrat X thu 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O

a. Tìm công thức đơn giản nhất của X, X thuộc loại cacbohiđrat nào đã học?

b. Đung 16,2 gam X trong dung dịch axit thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được bao nhiêu gam Ag. Giả sử hiệu suất của quá trình là 80%.


Đáp án:

mc = 12 . 13,44 / 22,4 = 7,2(g)

mH = (2 x 9) / 18 = 1(g)

mO = 16,2 - 7,2 - 1 = 8(g)

Gọi công thức tổng quát CxHyOz.

Lập tỉ lệ:

x: y : z= 7,2/12 : 1/1 : 8/16

x: y : z = 0,6 : 1 : 0,5

x : y : z = 6 : 10 : 5

công thức đơn giản C6H10O5

công thức phân tử (C6H10O5)n

X: là polisaccarit

Xem đáp án và giải thích
Hãy xác định số oxi hóa của các nguyên tố: - Nitơ trong NO, NO2, N2O5, HNO3, HNO2, NH3, NH4Cl. - Clo trong HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4, CaOCl2. - Mangan trong MnO2, KMnO4, K2MnO4, MnSO4. - Crom trong K2Cr2O7, Cr2(SO4)3, Cr2O3. - Lưu huỳnh trong H2S, SO2, H2SO3, H2SO4, FeS, FeS2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy xác định số oxi hóa của các nguyên tố:

- Nitơ trong NO, NO2, N2O5, HNO3, HNO2, NH3, NH4Cl.

- Clo trong HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4, CaOCl2.

- Mangan trong MnO2, KMnO4, K2MnO4, MnSO4.

- Crom trong K2Cr2O7, Cr2(SO4)3, Cr2O3.

- Lưu huỳnh trong H2S, SO2, H2SO3, H2SO4, FeS, FeS2.


Đáp án:

- Đặt x là oxi hóa của nguyên tố nitơ trong các hợp chất trên, ta có:

Trong NO: x + (-2) = 0 → x = +2.

Trong NO2: x + 2.(-2) = 0 → x = +4.

Trong N2O5: 2x + 5.(-2) = 0 → x = +5.

Trong HNO3: (+1) + x + 3.(-2) = 0 → x = +5.

Trong HNO2: (+1) + x +2.(-2) = 0 → x = +3.

Trong NH3 : x + 3.(+1) = 0 → x = -3.

Trong NH4Cl: x + 4.(+1) +(-1) = 0 → x = -3.

- Cũng giải tương tự như trên ta có:

Số oxi hóa của Cl trong:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tvxoilac tv
Loading…