Bài toán amino axit tác dụng với dung dịch kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để trung hòa 200 ml dung dịch amino axit 0,5M cần 100 g dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch được 16,3 g muối khan. X có công thức cấu tạo (cho H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23):


Đáp án:
  • Câu A. (H2N)2CH-COOH

  • Câu B. H2N-CH2-CH(COOH)2

  • Câu C. H2NCH(COOH)2 Đáp án đúng

  • Câu D. H2N-CH2-CH2-COOH

Giải thích:

namino axit = 0,5.0,2 = 0,1 mol; nNaOH = 0,2 mol; amino axit có hai nhóm-COOH trong phân tử. Mmuối = 16,3 : 0,1 = 163; Suy ra CTCT của muối là H2N-CH-(COONa)2 Vậy CTCT của aminoaxit là H2N-CH-(COOH)2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Các chất tác dụng với HCl và NaOH
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dãy nào sau đây chỉ gồm các kim loại vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

Đáp án:
  • Câu A. Al, Zn, Na.

  • Câu B. Al, Zn, Cr.

  • Câu C. Ba, Na, Cu.

  • Câu D. Mg, Zn, Cr.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới phản ứng lên men glucozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 360 g glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dd NaOH dư được 318 g muối. Hiệu suất phản ứng lên men là


Đáp án:
  • Câu A. 75,0%

  • Câu B. 80,0%

  • Câu C. 62,5%

  • Câu D. 50,0%.

Xem đáp án và giải thích
Từ 1 tấn nước mía chứa 13% saccarozơ có thể thu được bao nhiêu kg saccarozơ? Cho biết hiệu suất thu hồi đường đạt 80%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ 1 tấn nước mía chứa 13% saccarozơ có thể thu được bao nhiêu kg saccarozơ? Cho biết hiệu suất thu hồi đường đạt 80%.


Đáp án:

Trong 1 tấn mía chứa 13% saccarozơ có: (1.13)/100 = 0,13 tấn saccarozơ.

Khối lương saccarozơ thu được: (13/100).(80/100) = 0,104 tấn hay 104 kg.

Xem đáp án và giải thích
Điện phân một dung dịch AgNO3 trong thời gian 15 phút với cường độ dòng điện là 5 ampe. Để làm kết tủa hết ion Ag+ còn lại trong dung dịch sau điện phân, cần dùng 25 ml dung dịch NaCl 0,4M. a. Viết phương trình điện phân và phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng Ag thu được ở catot. c. Tính khối lượng AgNO3 có trong dung dịch ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân một dung dịch AgNO3 trong thời gian 15 phút với cường độ dòng điện là 5 ampe. Để làm kết tủa hết ion Ag+ còn lại trong dung dịch sau điện phân, cần dùng 25 ml dung dịch NaCl 0,4M.

a. Viết phương trình điện phân và phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b. Tính khối lượng Ag thu được ở catot.

c. Tính khối lượng AgNO3 có trong dung dịch ban đầu.


Đáp án:

a. Sơ đồ điện phân và các phương trình hóa học đã xảy ra :

Sơ đồ:

Catot (-)       <------ Cu(NO3)2 dd-------> Anot (+)

Ag+, H2O                                                   NO3-, H2O

Ag+   + e      --> Ag                                  2H2O     ---> O2 + 4H+   + 4e

4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 4HNO3 + O2 (đpdd)

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO

b. 

mAg = [108.5.15.60]/965000 = 5,04 g

c. nNaCl = 0,025.0,4 = 0,01 mol

=> nAg = 5,04/108

Theo (1): nAgNO3 = nAg ≈ 0,0466

Theo (2): nAgNO3 = nNaCl = 0,01

⇒ nAgNO3 ban đầu ≈ 0,0566

⇒ Khối lượng AgNO3 ban đầu : 0,0566.170 ≈ 9,62 gam.

Xem đáp án và giải thích
Cho 12,8 gam kim loại A hóa trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu muối B. Hòa tan B vào nước thu được 400ml dung dịch C. Nhúng thanh sắt nặng 11,2 gam vào dung dịch C, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt là 12,0 gam, nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M. Xác định kim loại A và nồng độ mol của kim loại B trong dung dịch C.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 12,8 gam kim loại A hóa trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu muối B. Hòa tan B vào nước thu được 400ml dung dịch C. Nhúng thanh sắt nặng 11,2 gam vào dung dịch C, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt là 12,0 gam, nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M. Xác định kim loại A và nồng độ mol của kim loại B trong dung dịch C.


Đáp án:

số mol FeCl2 là n = 0,25 . 0,4 = 0,1 (mol)

gọi x là số mol Fe phản ứng

khối lượng kim loại tăng là Δm = mA - mFe = Ax – 56x = 0,8

x = 0,1 → A.0,1 – 56.0,1 = 0,8 → A = 64. A là Cu

số mol Cu là nCu = 12,8/64 = 0,2 (mol)

số mol CuCl2 → n(CuCl2) = nCu = 0,2 (mol)

nồng độ mol/l CuCl2 là C(M(CuCl2)) = 0,2/0,4 = 0,5 M

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…