Cho 2 kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55g muối clorua. Xác đinh kim loại đó?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 2 kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55g muối clorua. Xác đinh kim loại đó?


Đáp án:

Gọi M là kim loại nhóm II, số mol là x

M + 2HCl → MCl2 + H2

x                     x

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

Mx = 2 và x(M + 71) = 5,55

=> x = 0,05 và M = 40

Vậy M là Ca

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hoà tan 5,64g Cu(NO3)2 và 1,7g AgNO3 vào nước được 101,43g dung dịch A. Cho 1,57g hỗn hợp X bột kim loại gồm Zn và Al vào dung dịch A rồi khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được phần rắn B và dung dịch D chỉ chứa 2 muối. Ngâm B trong dung dịch H2SO4 loãng không thấy có khí thoát ra. Tính C% mỗi muối có trong dung dịch D
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan 5,64g Cu(NO3)2 và 1,7g AgNO3 vào nước được 101,43g dung dịch A. Cho 1,57g hỗn hợp X bột kim loại gồm Zn và Al vào dung dịch A rồi khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được phần rắn B và dung dịch D chỉ chứa 2 muối. Ngâm B trong dung dịch H2SO4 loãng không thấy có khí thoát ra. Tính C% mỗi muối có trong dung dịch D


Đáp án:

Dung dịch sau phản ứng chỉ có 2 muối và hỗn hợp chất rắn không tan suy ra phản ứng vừa đủ

Gọi a,b là số mol của Zn và Al → 65a + 27b = 1,57

nCu+ = 0,03; nAg+ = 0,01 → ne = 0,07

→ 2a + 3b = 0,07

→ a = 0,02mol; b = 0,01 mol

→ mZn(NO3)2 = 3,78gam; mAl(NO3)3 = 2,13 gam

mdd = 101,43 – 64. 0,03 – 108. 0,01 + 65. 0,02 + 27. 0,01 = 100

→ % mZn(NO3)2 = 3,78%

% mAl(NO3)3 = 2,13%

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu liên kết hóa học chủ yếu trong 3 loại mạng tinh thể đã biết.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu liên kết hóa học chủ yếu trong 3 loại mạng tinh thể đã biết.


Đáp án:

Liên kết hóa học chủ yếu trong 3 loại mạng tinh thể đã biết:

– Trong mạng tinh thể nguyên tử: liên kết cộng hóa trị.

– Trong mạng tinh thể phân tử: lực tương tác yếu giữa các phân tử.

– Trong mạng tinh thể ion: lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu.

Xem đáp án và giải thích
Trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển hoá thành glucozơ. Do đó fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc. Khi cho 36 g hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 / NH3 dư thì thu được bao nhiêu g Ag ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển hoá thành glucozơ. Do đó fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc. Khi cho 36 g hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 / NH3 dư thì thu được bao nhiêu g Ag ?



Đáp án:

Vì glucozo và fructozo đều có CTPT: C6H12O6

→ tổng số mol hỗn hợp là n = mol

0,2 mol                              0,4mol

 m Ag = 0,4.108 = 43,2 g.




Xem đáp án và giải thích
Hợp chất X chứa vòng benzen, có công thức phân tử CxHyN. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl thu được muối Y có công thức dạng RNH3Cl (R là gốc hiđrocacbon). Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 13,084%. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X chứa vòng benzen, có công thức phân tử CxHyN. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl thu được muối Y có công thức dạng RNH3Cl (R là gốc hiđrocacbon). Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 13,084%. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên 


Đáp án:

X + HCl → RNH3Cl

⇒ X là amin đơn chức, bậc 1. MX = 14/0,13084 = 107 (C7H7NH2)

Có 4 đồng phân thỏa mãn là: C6H5CH2NH2; CH3C6H4NH2 (o­ ; m­ ; p­)

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định sô sản phẩm của phản ứng este hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phản ứng giữa axit R(COOH)m và ancol R'(OH)n tạo ra :


Đáp án:
  • Câu A. (RCOO)m.nR’

  • Câu B. R(COOR')m.n

  • Câu C. Rn(COO)m.nR’m

  • Câu D. Rm(COO)m.nR’n

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…