Có những pin điện hóa được cấu tạo bởi các cặp oxi hóa – khử sau: 1) Pb2+ /Pb và Fe2+/Fe 2) Ag2+ /Ag và Fe2+/Fe 3) Ag+ /Ag và Pb2+ /Pb Hãy cho biết: a. Dấu và tên của các điện cực trong mỗi pin điện hóa b. Những phản ứng xảy ra ở các điện cực và phản ứng oxi hóa - khử trong mỗi pin điện hóa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những pin điện hóa được cấu tạo bởi các cặp oxi hóa – khử sau:

1) Pb2+ /Pb và Fe2+/Fe

2) Ag2+ /Ag và Fe2+/Fe

3) Ag+ /Ag và Pb2+ /Pb

Hãy cho biết:

a. Dấu và tên của các điện cực trong mỗi pin điện hóa

b. Những phản ứng xảy ra ở các điện cực và phản ứng oxi hóa - khử trong mỗi pin điện hóa


Đáp án:

1, Phản ứng trong pin điện hóa: Fe + Pb2+ → Fe2+ + Pb

Fe → Fe2+ + 2e Fe: Cực âm, anot

Pb2+ + 2e → Pb Pb: Cực dương, catot

2, Phản ứng trong pin điện hóa: Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

Fe → Fe2+ + 2e Fe: Cực âm, anot

Ag+ + e → Ag Ag: Cực dương, catot

3, Phản ứng trong pin điện hóa: Pb + 2Ag+ → Pb2+ + 2Ag

Pb → Pb2+ + 2e Pb: Cực âm, anot

Ag+ + e → Ag Ag: Cực dương, catot

 
 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

 Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH dư đun nóng nhẹ thì đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được m gam chất rắn. Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH dư đun nóng nhẹ thì đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được m gam chất rắn. Tìm m?


Đáp án:

X tác dụng với HCl và NaOH đều sinh khí → X có cấu tạo CH3NH3HCO3

CH3NH3HCO3 + 2KOH → CH3NH2 + K2CO3 + 2H2O

Thấy 2nX < nKOH → KOH còn dư: 0,05 mol

mchất rắn = mK2CO3 + mKOH dư = 0,1.138 + 0,05.56 = 16,6 gam.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất z (C4H8N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất z (C4H8N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là


Đáp án:

Y là NH4OOC-COONH4; Z là Gly- Gly

NH4OOC-COONH4 + 2 NaOH → NaOOC-COONa + 2NH3↑ + 2H2O

nNH3 = 0,2 mol ⇒ nNH4OOC-COONH4 = 0,1 mol

 NH4OOC-COONH4    + 2HCl -->  HOOC-COOH + 2NH4Cl

           0,1                                                 0,1

Gly-Gly  + H2O  +  2HCl  --> 2ClH3NCH2COOH

0,1              0,1          0,2                  0,2

m = 0,1. 90 + 0,2. (75 + 36,5) = 31,3 gam

Xem đáp án và giải thích
 Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng: -X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro. -Z và T không phản ứng với dung dịch HCl. -Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X. -T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z. Hãy  sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng:

-X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro.

-Z và T không phản ứng với dung dịch HCl.

-Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X.

-T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z.

Hãy  sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.


Đáp án:

- X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro → X, Y đứng trước Hidro trong dãy hoạt động hóa học.

- Z và T không phản ứng với dung dịch HCl → Z, T đứng sau Hidro trong dãy hoạt động hóa học.

→ X, Y là kim loại mạnh hơn Z, T.

- Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X → Y là kim loại mạnh hơn X.

- T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z → T là kim loại mạnh hơn Z.

→ thứ tự sắp xếp các kim loại (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần) là: Y, X, T, Z

Xem đáp án và giải thích
Một loại khí thiên nhiên chứa 85%CH4,10%C2H6,5%N2về thể tích. Tính thể tích không khí cần để đốt cháy hoàn toàn 1m3 khí đó (các thể tích khí đo ở cùng nhiệt độ và áp suất).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại khí thiên nhiên chứa về thể tích. Tính thể tích không khí cần để đốt cháy hoàn toàn 1m3 khí đó (các thể tích khí đo ở cùng nhiệt độ và áp suất).



Đáp án:

1khí thiên nhiên có 0,85 và 0,1 .

   

Thể tích oxi cần dùng: 1,7 + 0,35= 2,05 ()

Thể tích không khí tương ứng: 2,05.5 = 10,25 (




Xem đáp án và giải thích
Phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các phương trình phản ứng hóa học dưới đây phương trình nao chưa chính xác?

Đáp án:
  • Câu A. 10HNO3 + 3Fe(OH)2 → 8H2O + NO + 3Fe(NO3)3

  • Câu B. BaO + H2O → Ba(OH)2

  • Câu C. (NH2)2CO + HCl → H2O + 2NH4Cl + CO2

  • Câu D. 2Cr + 6HCl → 2 CrCl3 + 3H2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…