Trình bày cách phân biệt các chất riêng biệt: C2H5OH, C6H5OH, CH3CHO, CH3COOH?
Cách 1
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Thuốc thử để nhận biết các hóa chất ở đây là AgNO3/NH3 và quỳ tím
Dùng quỳ tím để nhận biết được CH3COOH làm quỳ tím chuyển màu đỏ
Các chấtcòn lại cho tác dụng với AgNO3/NH3
C2H5OH không phản ứng với AgNO3/NH3
Phản ứng xuất hiện tạo kết tủa trắng thì chất ban đầu C6H5OH
C6H5OH + 2(Ag(NH3)2)OH → C6H6O2 + 2Ag + 4NH3 + H2O
Phản ứng xuất hiện tạo kết tủa trắng bạc bám vào ống nghiệm CH3CHO
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
Cách 2.
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Thuốc thử để nhận biết các hóa chất ở đây là dung dịch Brom, CuO và quỳ tím
Dùng quỳ tím để nhận biết được dung dịch CH3COOH là axit làm quỳ tím hóa đỏ
Sử dụng dung dịch Brom để nhận biết
C6H5OH phản ứng Brom
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr
Không phản ứng là 2 chất còn lại CH3CHO, C2H5OH
Dùng CuO để nhận biết C2H5OH
C2H5OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O
Vì sao benzyl amin (C6H5CH2NH2) tan vô hạn trong nước và làm xanh quỳ tím còn anilin (C6H5NH2) thì tan kém (3,4 gam trong 100 gam nước) và không làm đổi màu quỳ tím?
Gốc C6H5- có tương tác hút electron mạnh làm giảm mật độ electron của nguyên tử N nên làm tính bazo của anilin giảm gần như không có tính bazo đồng thời làm giảm độ tan của anilin trong nước.
- Nhóm C6H5-CH2-
- Do nhóm NH2 không đính trực tiếp vào vòng benzen nên mật độ electron trên nguyên tử Nito của phân tử C6H5CH2NH2 lớn hơn tính bazơ không bị giảm đi do đó nó tan tốt trong nước và làm quỳ tím hóa xanh.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và x mol Cu2S vào dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch X chỉ chứa 2 muối sunfat của các kim loại và giải phóng khí NO duy nhất. Tìm x?
Dung dịch X chỉ chứa 2 muối là: Fe2(SO4)3 và CuSO4
n FeS2 = ½ n Fe2(SO4)3 = 0,06mol
n CuSO4 = 2n Cu2S = 2x mol
Bảo toàn nguyên tố S: 0,12.2 + x = 0,06.3 + 2x
⇒ x = 0,06
Hãy tìm số mol nguyên tử hoặc số mol phân tử của những lượng chất sau:
a) 0,6N nguyên tử O; 1,8N nguyên tử N2; 0,9N nguyên tử H;
1,5N phân tử H2; 0,15N phân tử O2; 0,05N nguyên tử C;
b) 24.1023 phân tử H2O; 1,44.1023 phân tử CO2
0,66.1023 phân tử C12H22O11 (đường)
a) 0,6N nguyên tử O = 0,6 mol nguyên tử O.
1,8N phân tử N2 = 1,8 mol phân tử N2.
0,9N nguyên tử H = 0,9 mol nguyên tử H.
1,5N phân tử H2 = 1,5 mol phân tử H2.
0,15N phân tử O2 = 0,15 mol phân tử O2.
0,05N nguyên tử C = 0,05 mol nguyên tử C.
b) 24.1023 phân tử H2O = 4(mol) phân tử H2O
1,44.1023 phân tử CO2= 0,24(mol) phân tử CO2.
0,66.1023 phân tử C12H22O11 = 0,11(mol) phân tử C12H22O11.
Hòa tan hoàn toàn 23,76 gam hỗn hợp gồm FeCl2, Cu và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào X thấy lượng AgNO3 phản ứng là 98,6 gam, thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khi NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Giải
Vì dd Y + AgNO3 thoát ra khí NO => trong Y phải có H+ dư và Fe2+
4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O
0,4 → 0,1 (mol)
=> nNO(1) = ∑ nNO – nNO(2) = 0,1 – 0,02 = 0,08 (mol)
BTNT N : nFe(NO3)2 = 1/2 nNO(1) = 0,08/2 = 0,04 (mol) = c (1)
BTKL: mX = 127a + 64b +180c = 23,76 (2)
BTĐT đối với dd Z : 3(a+c) +2b = 0,56 (3)
Từ (1), (2) và (3) => a = 0,08 (mol); b = 0,1 (mol); c = 0,04 (mol)
BTNT Cl: nAgCl = nCl- = 2a+ 0,4 = 2.0,08 + 0,4 = 0,56 (mol)
BTNT Ag: nAg = ∑ nAgCl – nAgCl = 0,58 – 0,56 = 0,02 (mol)
=> Khối lượng kết tủa: m↓ = mAgCl + mAg = 0,56.143,5 + 0,02.108 = 82,52 (g)
=>Đáp án B
Trình bày cách đơn giản để thu được naphtalen tinh khiết từ hỗn hợp naphtalen có lẫn tạp chất không tan trong nước và không bay hơi.
Úp miệng phễu có gắn giấy đục lỗ trên hỗn hợp naphtalen và tạp chất, đun nóng (lắp dụng cụ như hình 7.3/Sách giáo khoa Hóa 11 cơ bản trang 157), naphtalen thăng hoa tạo các tinh thể hình kim bám trên mặt giấy, ta thu được naphtalen tinh khiết.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB