C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân mạch hở phản ứng được với dung dịch NaOH?
Câu A. 5
Câu B. 7
Câu C. 6 Đáp án đúng
Câu D. 8
Đáp án C Phân tích: Dễ dàng tính nhanh được độ bất bão hòa của C4H8O2 = 1; - Các đồng phân là este hoặc axit của C4H8O2 sẽ tác dụng được với dung dịch NaOH. 6 đồng phân 2 axit và 4 este) đó là: CH3CH2CH2COOH, CH3CH(CH3)COOH, HCOOCH2CH2CH3, HCOOCH(CH3)CH3, CH3COOCH2CH3, CH3CH2COOCH3 .
Thuỷ phân hoàn toàn pentapeptit X ta thu được các amino axit A, B, c, D và E. Thuỷ phân không hoàn toàn X ta thu được các đipeptit BD, CA, DC, AE và tripeptit DCA. Xác định trình tự các gốc amino axit trong phân tử X.
X là pentapeptit mà khi thuỷ phân tạo ra 5 loại amino axit khác nhau nên mỗi amino axit chí đóng góp 1 gốc vào phân tử X.
Nên xuất phát từ tripeptit: DCA
Vì có đipeptit BD nên gốc B đứng trước gốc D : BDCA. Vì có đipeptit AE nên gốc E đứng sau gốc A ; do đó trình tự các gốc trong phân tử X là : BDCAE.
Hòa tan 10,6 gam Na2CO3 vào 456 ml nước thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của dung dịch A
Đổi 456 ml = 0,456 lít
nNa2CO3 = 0,1 mol
Nồng độ mol của dung dịch Na2CO3 là:
Áp dụng công thức: CM =n/V = 0,219M
Cho 4,825 gam hỗn hợp bột Al và Fe (có tỉ lệ mol nAl : nFe = 3 : 2) vào 350 ml dung dịch AgNO3 1M. Khuấy kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Đặt số mol của Al và Fe lần lượt là 3x và 2x
=> mhỗn hợp = 3x.27 + 2x.56 = 4,825
⟹ x = 0,025
⟹ nAl = 0,075 mol; nFe = 0,05 mol
Al + 3Ag+ → Al3+ + 3Ag
0,075 → 0,225 → 0,225 (mol)
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
0,05 → 0,1 → 0,1 → 0,1 (mol)
nAg+còn lại = 0,35 - 0,225 - 0,1 = 0,025 mol
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
0,025 ← 0,025 → 0,025 (mol)
mchất rắn = mAg = 108.(0,225 + 0,1 + 0,025) = 37,8 gam.
Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CH3O và có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 31,0. Tìm Z?
Vì dZ/H2 = 31 ⇒ MZ = 2.31 = 62
Gọi công thức phân tử của Z là (CH3O)n
⇒ MZ = 31n = 62 ⇒ n = 2 ⇒ C2H6O2
Một học sinh lấy 100 ml benzene (D=0,879g|ml,20oC), brom lỏng (D=3,1 g|ml,ở 20oC) và bột sắt để điều chế brombenzen.
a) Hãy vẽ dụng cụ đề thực hiện thí nghiệm đó (xem hình 7.3 và hình 8.1)
b) Tính thể tích brom cần dùng
c) Để hấp thụ khí sinh ra cần dùng dung dịch chứa tối thiểu bao nhiêu gam NaOH
d) Hãy đề nghị phương pháp tách lấy brombenzen từ hỗn hợp sau phản ứng, biết rằng nó là chất lỏng, sôi ở 156oC, D= 1,495 g/ml ở 20oC, tan trong benzene, không tan trong nước, không phản ứng với dung dịch kiềm.
e) Sau khi tinh chế, thu được 80 ml brombenzen (ở 20oC). Hãy tính hiệu suất phản ứng brom hóa benzene.
a) Hình vẽ
b) mC6H6 = 0,879 . 1000 = 87,9 g ⇒ nC6H6 = 1,13 mol
C6H6 + Br2 ---bột Fe, t0--> C6H5Br + HBr (1)
1,13 1,13
Từ (1) ⇒ nBr2 = 1,13 mol
⇒ VBr2 = 1,13.160/3,1 = 58,32(ml)
c) Từ (1) ⇒ nHBr = nC6H6 = 1,13 mol
HBr + NaOH → NaBr + H2O (2)
1,13 mol
Từ (2) ⇒ nNaOH = 1,13 mol ⇒ mNaOH = 1,13 . 40 = 45,2 g
d) Cho hỗn hợp sau phản ứng gồm C6H5Br, HBr, C6H6 dư và Br2 dư tác dụng với dung dịch NaOH loãng. HBr và Br2 tác dụng với NaOH, chiết thu được hỗn hợp gồm C6H5Br và C6H6 dư.
Chưng cất khoảng 80oC, C6H6 bay hơi thu được C6H5Br (C6H5Br có nhiệt độ sôi 156oC).
e) Số mol C6H6 ban đầu là 1,13 mol
Khối lượng C6H5Br thực tế thu được.
mC6H5Br = V. D = 80 . 1,495 = 119,6 g ⇒ nC6H5Br = 0,76 mol
Từ (1) ⇒ Số mol C6H6 đã phản ứng là 0,76 mol
Hiệu suất phản ứng brom hóa benzene:
%H = npu/nban đầu .100% = (0,76 : 1,13).100% = 67,3%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbetokvip