Thuỷ phân hoàn toàn pentapeptit X ta thu được các amino axit A, B, c, D và E. Thuỷ phân không hoàn toàn X ta thu được các đipeptit BD, CA, DC, AE và tripeptit DCA. Xác định trình tự các gốc amino axit trong phân tử X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thuỷ phân hoàn toàn pentapeptit X ta thu được các amino axit A, B, c, D và E. Thuỷ phân không hoàn toàn X ta thu được các đipeptit BD, CA, DC, AE và tripeptit DCA. Xác định trình tự các gốc amino axit trong phân tử X.



Đáp án:

X là pentapeptit mà khi thuỷ phân tạo ra 5 loại amino axit khác nhau nên mỗi amino axit chí đóng góp 1 gốc vào phân tử X.

Nên xuất phát từ tripeptit: DCA

Vì có đipeptit BD nên gốc B đứng trước gốc D : BDCA. Vì có đipeptit AE nên gốc E đứng sau gốc A ; do đó trình tự các gốc trong phân tử X là : BDCAE.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Để 3,64 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 4,6 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO3, thấy sinh ra 0,448 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Vậy khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để 3,64 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 4,6 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO3, thấy sinh ra 0,448 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Vậy khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là


Đáp án:

Giải

Ta có: nFe = 3,64 : 56 = 0,065 mol

Quy đổi hỗn hợp X thành Fe và O

Ta có mO = mX – mFe = 4,6 – 3,64 = 0,96 gam

=>nO = 0,96 : 16 = 0,06 mol

Khi cho X tan trong HNO3 ta có Fe2+ ; Fe3+ 

Gọi số mol của Fe2+: a mol; Fe3+: b mol

Ta có: a + b = 0,065 mol (1)

Ta có: nNO = 0,02 mol

BT e : ta có  2a + 3b = 2nO + 3nNO

=>2a + 3b = 2.0,06 + 3.0,02 = 0,18 (2)

Từ (1), (2) => a = 0,015 mol ; b = 0,05 mol

=>m = mFe(NO3)2 + mFe(NO3)3 = 0,015.180 + 0,05.242 = 14,8 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch brom dư, lượng brom đã tham gia phản ứng là 5,6g a) Hãy viết phương trình hóa học. b) Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch brom dư, lượng brom đã tham gia phản ứng là 5,6g

a) Hãy viết phương trình hóa học.

b) Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.


Đáp án:

a) Phương trình hóa học:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2 (1)

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4 (2)

b)

nhh = 0,025 mol

nBr2 = 0,035 mol

Gọi nC2H4 = x mol, nC2H2 = y.

nhh khí = x + y = 0,025.

Theo pt: nBr2(1) = nC2H4 = x mol, nBr2 (2) = 2. nC2H2= 2.y mol

⇒ nBr2 = x + 2y = 0,035.

b) Phần trăm thể tích mỗi khí:

Giải hệ phương trình ta có x = 0,015, y = 0,01.

%VC2H4 = (0,015.100%)/0,025 = 60%

=> VC2H2 = 40%

 

Xem đáp án và giải thích
Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3. Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học mà không dùng thêm hóa chất nòa khác làm thuốc thử. Viết phương trình hóa học nếu có.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3. Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học mà không dùng thêm hóa chất nòa khác làm thuốc thử. Viết phương trình hóa học nếu có.


Đáp án:

Lấy mỗi dung dịch một ít rồi chia ra 5 ống nghiệm có đánh số. Cho lầ lượt từng dung dịch vào các dung dịch còn lại, hiện tượng thí nghiệm được ghi trong bảng sau:

  NaCl K2CO3 Na2SO4 HCl Ba(NO3)2 Kết luận
NaCl            
K2CO3       ↑,↓
Na2SO4        
HCl        
Ba(NO3)2       2↓

Nhận xét:

Ở dung dịch nào không có hiện tượng gì thì đó là dung dịch NaCl

- Dung dịch nào có 1 trường hợp thoát khí và 1 trường hợp kết tủa là K2CO3:

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2↑ (1)

K2CO3 + Ba(NO3)2 → KNO3 + BaCO3↓ (2)

- Dung dịch có 1 tường hợp kết tủa là dung dịch Na2SO4

Na2SO4 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaSO4↓ (3)

- Dung dịch nào có 1 trường hợp thoát khí là dung dịch HCl (phương trình (1)).

- Dung dịch nào có 2 trường hợp kết tủa là dung dịch Ba(NO3)2 (phương trình (2) và (3)).

Xem đáp án và giải thích
Thuỷ phân 8,8 g este X có công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 4,6 g ancol Y và
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thuỷ phân 8,8 g este X có công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 4,6 g ancol Y và



Đáp án:

Ta có : nNaOH = neste = 0,1 mol

Từ PTHH của phản ứng thuỷ phân este, áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

meste + mNaOH = mancol + mmuối 

 mmuối = 8,8 + 0,1.40 - 4,6 = 8,2 (g)



Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm metan, axetilen, buta-1,3-đien và vinyl axetilen thu được 24,2 gam CO2 và 7,2 gam nước. Biết a mol hỗn hợp X làm mất màu tối đa 112 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm metan, axetilen, buta-1,3-đien và vinyl axetilen thu được 24,2 gam CO2 và 7,2 gam nước. Biết a mol hỗn hợp X làm mất màu tối đa 112 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là


Đáp án:

nCO2 = 0,55 mol; nH2O = 0,4 mol

Đặt công thức chung của các chất là CnHm

CnHm → nCO2 + 0,5mH2O

0,2 →        0,2n →   0,1m

+ nCO2 = 0,2n = 0,55 => n = 2,75

+ nH2O = 0,1m = 0,4 => m = 4

Vậy công thức trung bình của hỗn hợp X là C2,75H4

Độ bất bão hòa: k = (2C + 2 - H)/2 = (2.2,75 + 2 - 4)/2 = 1,75

Khi cho a mol X tác dụng với Br2: nBr2 = 112 : 160 = 0,7 mol

C2,75H4+ 1,75Br2 → ...

0,4 ←       0,7

Vậy a = 0,4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…