Đun nóng 100 ml dung dịch glucozơ a mol/l với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 21,6 gam kêt tủa. Giá trị của a là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng 100 ml dung dịch glucozơ a mol/l với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 21,6 gam kêt tủa. Giá trị của a là:


Đáp án:

Ta có: nC6H12O6 = 0,5nAg = 0,1 mol

=> CM = 0,1 : 0,1 = 1M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dung dịch A gồm phenol và xiclohexanol trong hexan (làm dung môi). Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau: - Phần một cho tác dụng với Na (dư) thu được 3,808 lít khí H2 (đktc). - Phần hai phản ứng với nước brom (dư) thu được 59,58 gam kết tủa trắng. Khối lượng của phenol và xiclohexanol trong dung dịch A bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch A gồm phenol và xiclohexanol trong hexan (làm dung môi). Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau:

- Phần một cho tác dụng với Na (dư) thu được 3,808 lít khí H2 (đktc).

- Phần hai phản ứng với nước brom (dư) thu được 59,58 gam kết tủa trắng.

Khối lượng của phenol và xiclohexanol trong dung dịch A bao nhiêu?


Đáp án:

Gọi số mol trong 1/2 dd A là: nC6H5OH = x mol; nC6H11OH = y mol

nH2 = 1/2. nC6H5OH + 1/2. nC6H11OH = 0,17 mol ⇒ x + y = 0,34 mol

n↓ = nC6H2OHBr3 = nC6H5OH = 0,18 mol ⇒ x = 0,18 ⇒ y = 0,16

⇒ mphenol = 0,18.94.2 = 33,84g; mxiclohexanol = 0,16.100.2 = 32g

Xem đáp án và giải thích
Phân tử nguyên tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1). Tinh thể I2 là tinh thể phân tử. (2). Tinh thể H2O là tinh thể phân tử. (3). Liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết yếu. (4). Liên kết giữa các phân tử trong tinh thể phân tử là liên kết mạnh. (5). Tinh thể ion có nhiệt độ nóng chảy cao, khó bay hơi, khá rắn vì liên kết cộng hóa trị trong các hợp chất ion rất bền vững. (6). Kim cương là một dạng thù hình của cacbon. Số phát biểu đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai chất, chất nào không nóng chảy khi nước sôi? Vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai chất, chất nào không nóng chảy khi nước sôi? Vì sao?


Đáp án:

Từ kết quả thí nghiệm cho thấy:

Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ nóng chảy của parafin

Khi nước sôi chỉ có parafin nóng chảy, lưu huỳnh không nóng chảy

vì nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ sôi của nước.

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50,0 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Tìm giá trị của V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50,0 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Tìm giá trị của V?


Đáp án:

Gọi công thức của oxit kim loại là M2On.

Ta có:

M2On → M2(SO4)n

O → SO42-

1 mol → mtăng = 96 -16 = 80 gam

x mol → mtăng = 80x = 50 – 20 = 30 gam

→ x = nO/oxit = 30/80 = 0,375 mol

Khi khử oxit bằng CO ta có: nO/oxit = nCO = 0,375 mol

→ VCO = 0,375.22,4 = 8,4 lit

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu những phương pháp thường được áp dụng để chống ăn mòn kim loại. Cơ sở khoa học của mỗi phương pháp đó
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu những phương pháp thường được áp dụng để chống ăn mòn kim loại. Cơ sở khoa học của mỗi phương pháp đó



Đáp án:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…