Hai hợp chất hữu cơ nào sau đây là đồng phân của nhau?
Câu A. amilozơ và amilopectin.
Câu B. anilin và alanin.
Câu C. vinyl axetat và metyl acrylat. Đáp án đúng
Câu D. etyl aminoaxetat và alpha-aminopropionic.
Chọn C - Đồng phân là những chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo. A. Sai, Amilozơ và amilopectin đều là thành phần của tinh bột có công thức là (C6H10O5)n nhưng phân tử khối của amylopectin lớn hơn nhiều so với amilozơ. B. Sai, Anilin (C6H5NH2) và alanin (CH3CH(NH2)COOH) có công thức phân tử khác nhau. C. Đúng, Vinyl axetat (CH3COOCH=CH2) và metyl acrylat (CH2=CHCOOCH3) có cùng công thức phân tử. D. Sai, Etyl aminoaxetat (CH3COOC2H5) và alpha-aminopropionic (CH3CH(NH2)COOH) có công thức phân tử khác nhau.
Hãy phân tích cho biết trường hợp nào xảy ra hiện tượng hóa học, trường hợp nào xảy ra hiện tượng vật lí.
a) Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy bọt sủi lên.
b) Hòa vôi sống vào nước được vôi tôi (vôi tôi là chất canxi hidro oxit, nước vôi trong là dung dịch chất này).
a) Hiện tượng vật lí vì khi mở nút chai nước giải khát loại có ga là do khí cacbn đioxit bị nén trong chai thoát ra ngoài.
b) Hiện tượng hóa học vì vôi sống vào nước và trở thành vôi tôi là chất khác.
Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra, nếu có.
Cho dung dịch BaCl2 vào 4 mẫu thử chứa 4 dung dịch trên, dung dịch trong mẫu thửu nào cho kết tủa trắng là Na2SO4
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
Cho dung dịch AgNO3 vào 3 mẫu thử còn lại, dung dịch trong mẫu không cho kết tủa là Ba(NO3)2, còn 2 mẫu thử còn lại cho kết tủa là HCl và NaCl.
HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
Để phân biệt dung dịch HCl và NaCl, cho quỳ tím vào 2 dung dịch, dung dịch chuyển màu quỳ tím sang đỏ là HCl, dung dịch không làm chuyển màu quỳ tím là NaCl.
Cho 2,46g CrCl2 tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu kết tủa (A). Nung (A) trong không khí đến khối lượng không đổi thu m gam chất rắn. Tìm m?
CrCl2 + 2NaOH → Cr(OH)2↓màu vàng + 2NaCl
2Cr(OH)2 + 1/2O2 --nung--> Cr2O3 +2H2O
nCrCl2 = 0,02 mol => nCr2O3 = 1/2 . 0,02 = 0,01 mol
mCr2O3 = 152. 0,01 = 1,52g
Câu A. 8,4.
Câu B. 5,6.
Câu C. 2,8.
Câu D. 16,8.
Cho phản ứng: 2C6H5-CHO + KOH → C6H5-COOK + C6H5-CH2-OH.
Phản ứng này chứng tỏ C6H5-CHO có tính gì?
Cho phản ứng: 2C6H5-CHO + KOH → C6H5-COOK + C6H5-CH2-OH.
Phản ứng này chứng tỏ C6H5-CHO: vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet