Khi cho 0,6g một kim lại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định kim loại đó.
Gọi kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại là M, kim loại M có 2 electron lớp ngoài cùng nên có hóa trị II.
M + 2H2O → M(OH)2 + H2.
nH2 = 0,336 : 22,4 = 0,015 mol.
nM = 0,015.
M = m/n = 0,6/0,015 = 40
Suy ra nguyên tử khối là 40u.
Vậy nguyên tố kim loại là Ca.
Hãy cho biết:
a. Cấu hình electron của các nguyên tử Na, Ca, Al và của các ion Na3+, Ca2+, Al3+.
b. Tính chất hóa học chung của các kim loại này.
c. Tính chất hóa học chung của những ion kim loại này.
a. Cấu hình electron các nguyên tử và ion tương ứng
Na: 1s22s22p63s1
Na+: 1s22s22p6
Ca: 1s22s22p63s23p64s2
Ca2+: 1s22s22p63s23p6
Al: 1s22s22p63s23p1
Al3+: 1s22s22p6
b. Tính chất hóa học chung của Na, Ca, Al: tính khử mạnh.
c. Tính chất hóa học chung của các ion trên: tính oxi hóa yếu, chỉ bị khử khi điện phân nóng chảy.
Nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại có cấu tạo như thế nào?
+ Có số electron hóa trị ít.
+ Trong cùng một chu kì các nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tố phi kim trong cùng chu kì.
+ Kim loại có cấu tạo tinh thể, tinh thể kim loại có cấu tạo mạng.
+ Có 3 loại kiểu mạng tinh thể phổ biến là: Mạng tinh thể luc phương, mạng tinh thể lập phương tâm diện, mạng tinh thể lập phương tâm khối.
Hòa tan hoàn toàn 124 gam natri oxit vào 876 gam nước, phản ứng sinh ra natri hiđroxit. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là bao nhiêu?
nNa2O = 2 mol
PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH
mdd sau p/ư = mNa2O + mH2O = 124 + 876 = 1000 gam
Theo PTHH: nNaOH = 2nNa2O = 2.2 = 4 mol
⇒ mNaOH = 4. 40 = 160 gam
Nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH là:
C% = 160/1000 . 100% = 16%
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Tìm m?
nC6H7O2(ONO2)3 = 100 mol
3HNO3 → C6H7O2(ONO2)3
189 → 297 (kg)
H = 90% ⇒ mHNO3 = 29,7. 189/297 : 90% = 21kg
Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.
Số mol H2 là nH2= 0,025 mol
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Theo pt nFe = nH2 = 0,025(mol)
→ Khối lượng sắt dùng ở trường hợp 1 là: mFe = 0,025 x 56 = 1,4(g)
TH2: Lượng Fe gấp đôi khi đó số mol Fe là: 0,025. 2 = 0,05 (mol)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
nFe = 0,05 mol.
Khối lượng Fe đã dùng ở trường hợp 2 là: mFe = 0,05 x 56 = 2,8 (g)
Khối lượng chất rắn m = mCu = 0,05 x 64 = 3,2(g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbetokvip