Các cách viết 2C, 5O, 3Ca lần lượt chỉ ý gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Các cách viết 2C, 5O, 3Ca lần lượt chỉ ý gì?


Đáp án:

Ý nghĩa của các cách viết:

    2C ⇔ hai nguyên tử cacbon

    5O ⇔ năm nguyên tử oxi

    3Ca ⇔ ba nguyên tử canxi

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tổng số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13. a) Xác định nguyên tử khối.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tổng số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13.

a) Xác định nguyên tử khối.

b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.

(Cho biết: các nguyên tố có số hiệu nguyên từ từ 2 đến 82 trong bảng tuần hoàn thì)


Đáp án:

a) Gọi tổng số hạt proton, tổng số hạt notron, tổng số hạt electron lần lượt là Z, N, E.

Ta có N + Z + E = 13 vì Z = E nên 2Z + N = 13 (1)

Mặt khác từ nguyên tố số 2 đến nguyên tố 82 trong bảng tuần hoàn thì:

→ Z ≤ N ≤ 1,5Z

Từ (1)

⇒ Z ≤ 13-2Z ≤ 1,5Z

⇒ 3Z ≤ 13 ≤ 3,5Z

⇒ 3,7 ≤ Z ≤ 4,3

Vì Z nguyên dương nên chọn Z = 4, suy ra N = 13 – 4 – 4 = 5. Vậy nguyên tử khối của nguyên tố là 4 + 5 = 9.

b) Z = 4 nên có cấu hình electron : 1s22s2.

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,8 kg NH3 tác dụng với dung dịch H3PO4 thấy tạo ra 36,2 kg hỗn hợp hai muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 theo phương trình hoá học : 2NH3 + H3PO4 → (NH4)2HPO4 NH3 + H3PO4 → (NH4)2HPO4 a) Hãy tính khối lượng axit H3PO4đã tham gia phản ứng b) Tính khối lượng mỗi muối được tạo thành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,8 kg NH3 tác dụng với dung dịch H3PO4 thấy tạo ra 36,2 kg hỗn hợp hai muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 theo phương trình hoá học :

2NH3 + H3PO4 → (NH4)2HPO4

NH3 + H3PO4 → (NH4)2HPO4

a) Hãy tính khối lượng axit H3PO4đã tham gia phản ứng

b) Tính khối lượng mỗi muối được tạo thành.


Đáp án:

a) Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có :

mNH3 + mH3PO4 = mmuoi

Vậy mH3PO4 = mmuoi - mNH3 = 36,2 - 6,8 = 29,4g

b) Gọi khối lượng muối (NH4)2HPO4 là x kg => mNH3 p/u là 34x/132kg

NH4H2PO4 là y kg → mNH3 p/u là 17y/115kg

Ta có: 34x/132 + 17y/115 = 6,8 & x + y = 36,2

=> x = 13,2; y = 23

Xem đáp án và giải thích
Thuốc thử đặc trưng để nhận biết ra hợp chất Halogenua trong dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thuốc thử đặc trưng để nhận biết ra hợp chất Halogenua trong dung dịch nào?


Đáp án:

Thuốc thử đặc trưng để nhận biết hợp chất halogenua trong dung dịch là AgNO3.

Vì AgNO3 tạo kết tủa với các halogen (trừ F)

Xem đáp án và giải thích
Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.


Đáp án:

   Số mol AlCl3 là nAlCl3 = 0,1.1 = 0,1 (mol)

    Số mol Al2O3 là nAl2O3 = 2,55/102 = 0,025 (mol)

   Theo pt (3) ta thấy số mol Al(OH)3 còn lại là 0,05 mol

    Như vậy đã có: 0,1 - 0,05 = 0,05 mol Al(OH)3 đã bị hòa tan.

  Từ (1) và (2) số mol NaOH = 3.0,1 + 0,05 = 0,35 (mol)

    Nồng độ mol/l CM(NaOH) = 0,35/0,2 = 1,75M

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu các định nghĩa axit và bazơ theo thuyết A-rê-ni-út và Bron-stêt. Lấy các thí dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phát biểu các định nghĩa axit và bazơ theo thuyết A-rê-ni-út và Bron-stêt. Lấy các thí dụ minh họa.


Đáp án:

* Theo thuyết A-rê-ni-út:

- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Thí dụ : HCl → H+ + Cl-

CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-

- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.

Thí dụ : NaOH → Na+ + OH-

* Theo thuyết Bron – stêt:

- Axit là chất nhường proton (H+) . Bazơ là chất nhận proton.

Axit ↔ Bazơ + H+

- Thí dụ 1:

CH3COOH + H2O ↔ H3O+ + CH3COO-

- Thí dụ 2:

NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…