Este X có các đặc điểm sau: - Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau; - Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X). Phát biểu không đúng là:
Câu A. Chất Y tan vô hạn trong nước.
Câu B. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O
Câu C. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken Đáp án đúng
Câu D. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.
Phân tích: Thủy phân X trong môi trường axit thu được chất Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành số mol CO2 bằng số mol nước nên X phải là este no, đơn chức, mạch hở. Khi X là este no, đơn chức, mạch hở thủy phân ra chất Y tham gia được phản ứng tráng gương nên Y là HCOOH. Vậy CT este là HCOOCnH(2n+1). Vậy chất Z là CnH2n+1OH, trong Z có số nguyên tử C bằng một nửa số nguyên tử C trong X nên ta có: n = (n + 1)/2 Þ n = 1; Vậy CT este là HCOOCH3. A. Đúng vì Y là HCOOH tan vô hạn trong nước. B. Đúng vì 1 mol C2H4O2 khi đốt cháy sinh ra 2 mol CO2 và 2 mol nước. C. Sai vì Z là CH3OH khi đun với dung dịch H2SO4 đặc ở 170 oC thì thu được xeton chứ không phải là anken. D. Đúng vì X là este no, đơn chức.
X là este đơn chức, không có phản ứng tráng bạc. Axit cacboxylic Y là đồng phân của X. Trong phân tử X và Y đều có vòng benzen. Cho 0,2 mol hỗn hợp X, Y tác dụng vừa đủ với 350 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z chứa ba muối. Đốt cháy hoàn toàn muối trong Z, dẫn khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 142,5 gam kết tủa. Tính khối lượng muối cacboxylat trong dung dịch Z?
X và Y là đồng phân nên đặt số nguyên tử C của X và Y là n.
nNaOH = 0,35 mol → nNa2CO3 = 0,175 mol
nCaCO3 = 1,425 mol
BTNT C: 0,2n = 0,175 + 1,425 → n = 8.
Z chứa 3 muối nên X là este của phenol. Đặt số mol của X, Y lần lượt là x, y.
x + y = 0,2 và nNaOH = 2x + y = 0,35
=> x = 0,15 và y = 0,05
X không tham gia phản ứng tráng gương nên X là CH3COOC6H5
→ Y là C7H7COOH.
Muối cacboxylat gồm CH3COONa (0,15 mol) và C7H7COONa (0,05 mol).
→ mmuối = 20,2g
Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí và hơi với tỉ lệ . Hỏi polime trên thuộc loại nào trong số các polime sau: poli(vinyl clorua); polietilen; tinh bột; protein? Tại sao?
Khi đốt cháy một loại polime cho số mol bằng số mol thì polime đó là polietilen.
- Protein, poli(vinyl clorua) khi đốt cháy sẽ cho các sản phẩm khác ngoài
Tinh bột đốt cháy cho số mol và số mol không bằng nhau.
Ngâm một lá kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Giả sử toàn bộ lượng kim loại Ag sinh ra đều bám hết vào lá kẽm. Khi phản ứng kết thúc, nhấc lá kẽm ra, làm khô, khối lượng lá kẽm tăng thêm
Ta có:
Zn + 2Ag+ → 2Ag + Zn2+
0,01 ← 0,01 0,01 0,01
Khối lượng Zn tăng thêm là: m = 0,01 x 108 - 0,05 x 65 = 0,755 gam
Cho kim loại A, hóa trị II tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. Biết rằng sau phản ứng thu được 3,36 lít khí thoát ra ở đktc và khối lượng của bazơ có trong dung dịch là 11,1 gam. Tìm A?
nH2 =0,15 mol
A + 2H2O → A(OH)2 + H2↑
0,15 ← 0,15 (mol)
mbazơ = 0,15. (MA + 17.2) = 11,1 g
⇔ MA + 34 = 74
⇔ MA = 40 (g/mol) → vậy A là Ca.
Sục khí CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được bao nhiêu?
Số mol CO2 là nCO2 = 6,72/22,4=0,3(mol)
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,25 mol 0,25 mol 0,25 mol
CO2 dư sau phản ứng là 0,3 – 0,25 = 0,05 (mol)
Xảy ra phản ứng
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
0,05 mol 0,05 mol
Như vậy CaCO3 không bị hòa tan 0,25 - 0,05 = 0,2(mol)
Khối lượng kết tủa thu được là m = 0,2.100 = 20(g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet