Viết cấu hình electron của nguyên tử magie (Z = 12). Để đạt được cấu hình electron nguyên tử của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử magie nhân hay nhường bao nhiêu electron? Magie thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron của nguyên tử magie (Z = 12). Để đạt được cấu hình electron nguyên tử của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử magie nhân hay nhường bao nhiêu electron? Magie thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?


Đáp án:

Cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12) : 1s22s22p63s2. Để đạt cấu hình electron của khí hiếm gần nhất (Ne) trong Bảng tuần hoàn nguyên tử Mg nhường 2 electron để đạt 8e ở lớp ngoài cùng. Mg có tính kim loại.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy cho biết 1,5.1024 phân tử oxi: a) Là bao nhiêu mol phân tử oxi? b) Có khối lượng là bao nhiêu gam? c) Có thể tích là bao nhiêu lit ( đktc)?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết 1,5.1024 phân tử oxi:

   a) Là bao nhiêu mol phân tử oxi?

   b) Có khối lượng là bao nhiêu gam?

   c) Có thể tích là bao nhiêu lit ( đktc)?


Đáp án:

 a) Số mol phân tử oxi: ( 1,5.1024   :  6.1023 )  = 2,5 mol

 b)Khối lượng của 1,5.1024 phân tử oxi:

    mO2 = nO2.MO2 = 2,5.32 = 80(g)

   c) Thể tích là: VO2 = nO2.22,4 = 2,5.22,4 = 56(l)

                  

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 10 gam FeSO4 có lẫn tạp chất là Fe2(SO4)3 trong nước, được 200 cm3 dung dịch. Mặt khác, 20 cm3 dung dịch này được axit hóa bằng H2SO4 loãng đã làm mất màu tím của 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M a. Viết phương trình hóa học dạng ion rút gọn và cho biết vai trò của ion Fe2+ và ion MnO4-? b. Có bao nhiêu mol ion Fe2+ tác dụng với 1 mol MnO4- c. Có bao nhiêu mol Fe2+ tác dụng với 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M d. Có bao nhiêu gam ion Fe2+ trong 200 cm3 dung dịch ban đầu? e. Tính phần trăm theo khối lượng của FeSO4 tinh khiết?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hòa tan 10 gam FeSO4 có lẫn tạp chất là Fe2(SO4)3 trong nước, được 200 cm3 dung dịch. Mặt khác, 20 cm3 dung dịch này được axit hóa bằng H2SO4 loãng đã làm mất màu tím của 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M.

a. Viết phương trình hóa học dạng ion rút gọn và cho biết vai trò của ion Fe2+ và ion MnO4-?

b. Có bao nhiêu mol ion Fe2+ tác dụng với 1 mol MnO4-

c. Có bao nhiêu mol Fe2+ tác dụng với 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M

d. Có bao nhiêu gam ion Fe2+ trong 200 cm3 dung dịch ban đầu?

e. Tính phần trăm theo khối lượng của FeSO4 tinh khiết?


Đáp án:

a. 5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O

Fe2+ → Fe3+ + e

Fe2+ là chất khử

 

MnO4- + 8H+ + 5e → Mn2+ + 4H2O

MnO4- là chất oxi hóa

b. Để tác dụng với 1 mol MnO4- cần 5 mol Fe2+

c. nKMnO4 = 0,025.0,03 = 7,5.10-4 (mol)

nFe2+ = 5.nMnO4- = 3,75. 10-3 (mol) trong 20 cm3

d. Số mol Fe2+ trong 200 cm3 là 3,75.10-3.10 = 0,0375 mol

→ mFe2+ = 0,0375.56 = 2,1 (g)

e. mFeSO4 tinh khiết = 0,0375.152 = 5,7 gam

%FeSO4 = 5,7 : 10 x 100 = 57%

 

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần dùng 1,61 mol O2, thu được 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Mặt khác, cho 26,58 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần dùng 1,61 mol O2, thu được 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Mặt khác, cho 26,58 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối thu được là

Đáp án:

Với thí nghiệm 1:
BTKL: mX = 1,14.44 + 1,06.18 - 1,61.32=17,72 gam
BTNT O: 6nX+ 2.1,61=1,14.2+1,06 =>nX= 0,02 mol
Với thí nghiệm2:
nX= 0,02.26,58: 17,72= 0,03 mol
BTKL: 26,58+0,03.3.40=0,03.92+m =>m = 27,42 gam

Xem đáp án và giải thích
Phân tử trung bình của poli(hexametylen adipamit) để chế tơ nilon -6,6 là 30 000, của cao su tự nhiên là 105 000. Hãy tính số mắt xích (trị số n) gần đúng trong công thức phân tử của mỗi loại polime trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tử trung bình của poli(hexametylen adipamit) để chế tơ nilon -6,6 là 30 000, của cao su tự nhiên là 105 000. Hãy tính số mắt xích (trị số n) gần đúng trong công thức phân tử của mỗi loại polime trên.


Đáp án:

Số mắt xích của poli(hexametylen adipamit) là

n = 30000 / 227 = 132 (mắt xích)

Số mắt xích của cao su tự nhiên là.

n = 105000 / 68 = 1544 (mắt xích).

Xem đáp án và giải thích
Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?


Đáp án:

Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần của không khí, làm cho nó không sạch, có bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn.

Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:

Có hai nguyên nhân chủ yếu là:

Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên

Nguồn gây ô nhiễm do con người chủ yếu là khí thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do giao thông vận tải, ô nhiễm không khí do sinh hoạt.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…