Giá trị của m
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hiđro hóa hết 132,6 gam triolein (với xúc tác Ni, t°) sinh ra m gam chất béo rắn. Giá trị của m là

Đáp án:
  • Câu A. 132,9

  • Câu B. 133,2

  • Câu C. 133,5 Đáp án đúng

  • Câu D. 133,8

Giải thích:

- Phương trình: (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 ---Ni,t0---> (C17H35COO)3C3H5 , 0,15-----------------------------------------------------------> 0,15 mol ; m(C17H35COO)3C3H5 = 0,15.890 = 133,5 (g)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày tính chất vật lý của kim loại
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày tính chất vật lý của kim loại


Đáp án:

• Tính dẻo

- Kim loại có tính dẻo.

- Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau.Do có tính dẻo nên kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau.

• Tính dẫn điện

- Kim loại có tính dẫn điện.

- Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe,...Do có tính dẫn điện, một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện. Thí dụ như: đồng, nhôm, ...

- Chú ý: Không nên sử dụng dây dẫn điện trần hoặc dây điện đã bị hỏng lớp bọc cách điện để tránh bị điện giật, hay cháy do chập điện,...

• Tính dẫn nhiệt

- Kim loại có tính dẫn nhiệt .

- Kim loại khác nhau có tính dẫn nhiệt khác nhau. Kim loại nào dẫn điện tốt cũng thường dẫn nhiệt tốt.

- Dó có tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác, nhôm, thép không gỉ (inox) được dùng để làm dụng cụ nấu ăn.

• Ánh kim

- Kim loại có ánh kim.Nhờ tính chất này, một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.

Xem đáp án và giải thích
Thực hành: Một số tính chất của protein và vật liệu polime
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Một số tính chất của protein và vật liệu polime


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Sự đông tụ protein khi đun nóng.

- Tiến hành TN:

   + Cho vào ống nghiệm 2-3ml dd protein 10% (lòng trắng trứng)

   + Đun nóng ống nghiệm đến khi sôi trong khoảng 1 phút

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Dung dịch protein đục dần sau đó đông tụ lại thành từng mảng bám vào thành ống nghiệm.

- Giải thích: Vì thành phần chính của lòng trắng trứng là protein nên dễ bị đông tụ khi đun nóng.

2. Thí nghiệm 2: Phản ứng màu biure.

- Tiến hành TN:

   + Cho vào ống nghiệm 1ml dd protein 10%, 1ml dd NaOH 30% và 1 giọt dd CuSO4 2%.

   + Lắc nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Dung dịch xuất hiện màu tím đặc trưng.

- Giải thích: Do tạo ra Cu(OH)2 theo PTHH:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2.

Phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit -CO-NH- tạo ra sản phẩm màu tím.

3. Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng.

- Tiến hành TN: chuẩn bị 4 mẫu vật liệu

   + Mẫu màng mỏng PE

   + Mẫu ống nhựa dẫn nước làm bằng PVC

   + Mẫu sợi len

   + Mẫu vải sợi xenlulozo

Hơ nóng lần lượt các mẫu gần ngọn lửa vài phút, quan sát hiện tượng

Đốt cháy các vật liệu trên, quan sát sự cháy và mùi.

- Hiện tượng: Khi hơ nóng các vật liệu:

   + PVC bị chảy ra trước khi cháy, cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi xốc khó chịu.

   + PE bị chảy ra thành chất lỏng, mới cháy cho khí, có một ít khói đen.

   + Sợi len và vải sợi cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi.

- Giải thích:

PVC cháy theo PTHH: (C2H3Cl)n + 2,5nO2 → 2nCO2 + nH2O + nHCl.

Phản ứng cho khí HCl nên có mùi xốc.

PE cháy theo PTHH: (C2H2)n + 3nO2 → 2nCO2 + 2nH2O.

Phản ứng cho khí CO2 nên không có mùi xốc.

- Sợi len và vải sợi xenlulozơ cháy theo PTHH:

(C6H10O5)n + 6nO2 → 6nCO2 + 5nH2O.

Khí thoát ra là CO2 không có mùi.

4. Phản ứng của 1 vài vật liệu polime với kiềm

- Tiến hànhTN:

   + Cho lần lượt vào 4 ống nghiệm:

• ống 1: một mẩu màng mỏng PE

• ống 2: ống nhựa dẫn nước PVC

• ống 3: sợi len

• ống 4: vải sợi xenlulozo hoặc bông

   + Cho vào mỗi ống nghiệm 2ml dd NaOH 10%

   + Đun ống nghiệm đến sôi, để nguội. Quan sát

   + Gạn lớp nước sang các ống nghiệm khác lần lượt là 1’, 2’, 3’, 4’.

   + Axit hóa ống nghiệm 1’, 2’ bằng HNO3 20% rồi thêm vào mỗi ống vài giọt dd AgNO3 1%.

 + Cho thêm vào ống nghiệm 3’, 4’ vài giọt dd CuSO4 2%.

Quan sát rồi đun nóng đến sôi.

- Hiện tượng:

   + ống 1’: không có hiện tượng gì

   + ống 2’: xuất hiện kết tủa trắng

   + ống 3’: xuất hiện màu tím đặc trưng

   + ống 4’: không có hiện tượng

- Giải thích:

   + ống 2’ xuất hiện kết tủa trắng do đã xảy ra các phản ứng:

(C2H3Cl)n + nNaOH → (C2H3OH)n +n NaCl

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O

   + ống 3’: protein bị thủy phân tạo ra các amino axit, đipeptit, tripeptit …. Có phản ứng màu với Cu(OH)2.

Xem đáp án và giải thích
Xác định trườn hợp ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. - Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4. - Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3. - Thí nghiệm 4: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3. Số trường hợp ăn mòn điện hóa là:


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Hãy trình bày phương pháp hoá học để điều chế từng kim loại từ hỗn hợp muối sau : a)  AgNO3 và Pb(NO3)2. b)   AgNO3 và Cu(NO3)2. c)   AgNO3, Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy trình bày phương pháp hoá học để điều chế từng kim loại từ hỗn hợp muối sau :

a)  AgNO3 và Pb(NO3)2.

b)   AgNO3 và Cu(NO3)2.

c)   AgNO3, Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2.

 


Đáp án:

a) Ngâm lá Pb (dư) trong dung dịch hỗn hợp được Ag. Từ dung dịch Pb(NO3)2 có thể dùng phương pháp điện phân hoặc dùng kim loại mạnh hơn Pb để đẩy Pb ra khỏi dung dịch muối.

b) Ngâm lá Cu (dư) trong dung dịch hỗn hợp, được Ag và dung dịch Cu(NO3)2. Dùng phương pháp điện phân hoặc kim loại mạnh để đẩy Cu.

c) Trước hết, ngâm lá Cu (dư) trong dung dịch được Ag và dung dịch hỗn hợp hai muối là Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2. Sau đó ngâm lá Pb (dư) trong dung dịch hỗn hợp, được Cu và dung dịch Pb(NO3)2. Từ dung dịch Pb(NO3)2 có thể điều chế Pb bằng phương pháp điện phân hoặc dùng kim loại mạnh để đẩy Pb.

 

Xem đáp án và giải thích
Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ của một chất là 0,024 mol/l. Sau 10s xảy ra phản ứng nồng độ của chất đó là 0,022 mol/lít. Hãy tính tốc độ phản ứng trong thời gian đó
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ của một chất là 0,024 mol/l. Sau 10s xảy ra phản ứng nồng độ của chất đó là 0,022 mol/lít. Hãy tính tốc độ phản ứng trong thời gian đó


Đáp án:

Tốc độ phản ứng: v = (0,024-0,022)/10 = 0,0002 (mol/lít.s)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…