Dùng một hoá chất làm thuốc thử để phân biệt dung dịch các chất trong các dãy sau bằng phương pháp hoá học. a) Saccarozơ, mantozơ. b) Ancol etylic, đường củ cải, đường mạch nha
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dùng một hoá chất làm thuốc thử để phân biệt dung dịch các chất trong các dãy sau bằng phương pháp hoá học.

a) Saccarozơ, mantozơ.

b) Ancol etylic, đường củ cải, đường mạch nha





Đáp án:

a) Cho AgNO3 trong dung dịch NH3 vào 2 ống nghiệm chứa saccarozơ và mantozơ rồi đun nóng, ống nghiệm nào có bạc kim loại bám vào thành ống nghiệm trong sáng bóng (phản ứng tráng bạc) là ống nghiệm chứa mantozơ, còn dung dịch trong ống nghiệm kia không phán ứng là saccarozơ.

b) Đường củ cải chứa saccarozơ, đường mạch nha chứa mantozơ. Cho 3 dung dịch trên vào 3 ống nghiệm chứa Cu(OH)2 và đun nóng, ống nghiệm cho dung dịch màu xanh lam là ống nghiệm chứa saccarozơ, ống nghiệm có kết tủa màu đỏ gạch chứa đường mạch nha, còn ống nghiệm không có hiện tượng gì chứa ancol etylic.

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

Phân tử mantozơ (đường mạch nha) do hai gốc glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. Nhóm "OH'', hemiaxetal ở gốc glucozơ thứ 2 trong phân tử mantozơ còn tự do nên trong dung dịch, gốc này mở vòng tạo ra nhóm CH=O, vì vậy phân tử mantozơ tác dụng được với Cu(OH)2 khi đun nóng cho Cu2O kết tủa màu đỏ gạch.

 



Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dùng hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 1ml một chất lỏng sau: etyl bromua (1), brombenzen (2). Thêm tiếp vào mỗi ống 1 ml dung dịch AgNO3. Đun sôi hai ống nghiệm thấy ở (1) có kết tủa vàng nhạt, trong khi đó ở ống (2) không có hiện tượng gì. Nhận xét, giải thích các hiện tượng thí nghiệm trên?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dùng hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 1ml một chất lỏng sau: etyl bromua (1), brombenzen (2). Thêm tiếp vào mỗi ống 1 ml dung dịch AgNO3. Đun sôi hai ống nghiệm thấy ở (1) có kết tủa vàng nhạt, trong khi đó ở ống (2) không có hiện tượng gì. Nhận xét, giải thích các hiện tượng thí nghiệm trên?


Đáp án:

Ở ống (1) có phản ứng:

CH3-CH2-Br + H2O  --t0--> CH3-CH2-OH + HBr

AgNO3 + HBr → AgBr ↓ + HNO3

                           Vàng nhạt

Ống (2):

→ không có phản ứng không có hiện tượng gì

Nhận xét: Liên kết C-Br mạch hở (trong CH3-CH2-Br) kém bên hơn liên kết của Br trực tiếp với C ở vòng benzen.

Xem đáp án và giải thích
Ba ancol A, B, C mạch hở, không phải là đồng phân của nhau. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol nCO2:nH2O=3:4. Tìm công thức phân tử của 3 ancol
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ba ancol A, B, C mạch hở, không phải là đồng phân của nhau. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra  và  theo tỉ lệ số mol . Tìm công thức phân tử của 3 ancol





Đáp án:

Công thức phân tử của ancol A : 

Khi đốt cháy A

Ta có a : b =3 : 8 , A có công thức 

Tương tự ta có CTPT của B và C là  và 

Các ancol đều no, mạch hở có dạng 

Vì chúng không phải đồng phân của nhau, nên chúng thuộc các dãy đồng đẳng của nhau, nên chúng thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau. Cụ thế




Xem đáp án và giải thích
Dãy nào dưới đây gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch axit và dung dịch kiềm?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dãy nào dưới đây gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch axit và dung dịch kiềm?


Đáp án:
  • Câu A. AlCl3 và Al2(SO4)3

  • Câu B. Al(NO3)3 và Al(OH)3

  • Câu C. Al2(SO4)3 và Al2O3.

  • Câu D. Al(OH)3 và Al2O3

Xem đáp án và giải thích
Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra. a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần. d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra.

a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên

b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên

c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần.

d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử


Đáp án:

a. Zn đẩy dược Co; Pb không đẩy được Co

⇒ Zn có tính khử mạnh nhất

b.Pb2+ có tính oxi hóa mạnh nhất

c. Xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của cation : Zn2+/Zn; Co2+/Co; Pb2+/Pb

d. Các phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử

Zn + Co2+ → Zn2+ + Co

Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb

Co + Pb2+ → Co2+ + Pb

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng oxi hóa khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phương trình hóa học của hai phản ứng sau: FeO + CO <-> Fe + CO2. 3FeO + 10HNO3 <-> 5H2O + NO + 3Fe(NO3)3. Hai phản ứng trên chứng tỏ FeO là chất:

Đáp án:
  • Câu A. chỉ có tính bazo.

  • Câu B. chỉ có tính oxi hóa khử.

  • Câu C. chỉ có tính khử.

  • Câu D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…