Thí nghiệm ở hình 2.13(SGK) chứng minh khả năng bốc cháy khác nhau của P trắng và P đỏ. Hãy quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thí nghiệm ở hình 2.13(SGK) chứng minh khả năng bốc cháy khác nhau của P trắng và P đỏ. Hãy quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra?


Đáp án:

P đỏ được đặt trên thanh sắt gần ngọn lửa hơn P trắng (to cao hơn). Hiện tượng: P trắng bốc cháy còn P đỏ thì không. Chứng tỏ P trắng dễ phản ứng với oxi hơn P đỏ rất nhiều. Thực tế P trắng có thể bị oxi hoá trong không khí ở nhiệt độ thường (hiện tượng phát quang hoá học), còn P đỏ thì bốc cháy khi đun nóng ở nhiệt độ 250oC.

4P +5O2 → 2P2O5

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 18,5 gam chất hữu cơ X (có công thức phân tử C3H11N3O6) tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, một chất hữu cơ đa chức bậc một và m gam hỗn hợp các muối vô cơ. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 23,10.

  • Câu B. 24,45.

  • Câu C. 21,15.

  • Câu D. 19,10.

Xem đáp án và giải thích
Chia một dung dịch nước brom có màu vàng thành hai phần. Dẫn khí A không màu đi qua phần một thì dung dịch mất màu. Dẫn khí B không màu đi qua phần hai thì dung dịch sẫm màu hơn. Hãy cho biết khí A, khí B có thể là những chất gì? Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Chia một dung dịch nước brom có màu vàng thành hai phần. Dẫn khí A không màu đi qua phần một thì dung dịch mất màu. Dẫn khí B không màu đi qua phần hai thì dung dịch sẫm màu hơn.

Hãy cho biết khí A, khí B có thể là những chất gì? Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Khí A: SO2; Khí B : HI

Phần 1: SO2 + Br2+ 2H2O → 2HBr + H2SO4

Phần 2: Br2 + 2HI → 2HBr + I2

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a) Nguyên tắc sản xuất gang là oxi hóa các oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao. (b) Cu và Fe2O3 tỉ lệ mol 1 : 1 tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư. (c) Trong các kim loại, Crom là kim loại cứng nhất, còn xesi mềm nhất. (d) Al(OH)3, Cr(OH)3, Cr2O3 đều tan trong dung dịch NaOH loãng. (e) Thạch cao sống được sử dụng để bó bột trong y học. (f) Sr, Na, Ba và Be đều tác dụng mạnh với H2O ở nhiệt độ thường. Số phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 4

  • Câu C. 5

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Cho 16 gam hỗn hợp bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 16 gam hỗn hợp bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?


Đáp án:

Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 1/2 = 0,5 (mol)

Lại có: nCl- (trong muối) = 2nH2 = 2.0,5 = 1 (mol)

Khối lượng muối tạo thành bằng: 16 + 1. 35,5 = 51,5 (gam).

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới phản ứng thủy phân tinh bột
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân 1kg khoai (chứa 20% tinh bột) trong môi trường axit. Nếu hiệu suất phản ứng 75% thì lượng glucozo thu được là:


Đáp án:
  • Câu A. 155,5g

  • Câu B. 166,6g

  • Câu C. 222,2g

  • Câu D. 255,5g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…