Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2 và S vào dung dịch HNO3 loãng, dư, giải phóng 8,064 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Hòa tan hết lượng kết tủa Z bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng còn lại 30,29 gam chất rắn không tan. Giá trị của a là:
Giải
Quy đổi: Fe (x mol), S (y mol)
Ta xó: nBaSO4 = 30,29 : 233 = 0,13 mol
BTNT S => nS = 0,13 mol
nNO = 8,064 : 22,4 = 0,36 mol
BT e ta có: 3nFe + 6nS = 3nNO => 3x + 6.0,13 = 3.0,36 => x = 0,1 mol
=>m = a = 56.0,1 + 32.0,13 = 9,76
Bản chất của các phản ứng điều chế hiđro clorua bằng phương pháp sunfat và phương pháp tổng hợp khác nhau như thế nào? Các phương pháp trên đã dựa vào những tính chất hóa học nào của các chất tham gia phản ứng?
Bản chất của phương pháp sunfat là dùng phản ứng trao đổi.
NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl.
Bản chất của phương pháp tổng hợp là dùng phương pháp hóa hợp (phản ứng oxi hóa – khử).
H2 + Cl2 → 2HCl.
Câu A. NH3 mùi khai
Câu B. CO không màu
Câu C. N2O không màu
Câu D. N2 không màu
Đốt cháy hoàn toàn một mầu hiđrocacbon người ta lấy thể tích hơi nước sinh ra gấp 1,2 lần thể tích khí cacbonic (đo trong cùng điều kiện). Biết rằng hiđrocacbon đó chỉ tạo thành 1 dẫn xuất monoclo duy nhất. Hãy xác định công thức cấu tạo của nó.
Hiđrocacbon cháy cho nH2O = 1,2nCO2⇒ nH2O > nCO2⇒ Hiđrocacbon đó là ankan. Đặt công thức tổng quát là CnH2n+2
CnH2n+2 + [(3n + 1)/2]O2 --t0--> nCO2 + (n +1)H2O
Ta có nH2O = 1,2 nCO2 ⇒ (n + 1) = 1,2n ⇒ n = 5
Do hiđrocacbon đó chỉ tạo thành 1 dẫn xuất monoclo duy nhất nên công thức phân tử C5H12
Công thức cấu tạo của hiđrocacbon
CH3 - C(CH3)2 - CH3
Cho 4,9 gam hỗn hợp Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 60% khối lượng) vào một lượng dung dịch HNO3 khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy còn lại 2,3 gam chất rắn không tan. Tính khối lượng muối tạo thành?
Ta có mCu = 2,94 gam, mFe = 1,96 gam, nFe = 0,035 mol; nCu = 0,046 mol.
→ Sau phản ứng còn 2,3 gam < 2,94 gam → chất rắn không tan là Cu, dung dịch sau phản ứng chứa Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2.
Có nFe(NO3)2 = nFe = 0,035 mol;
nCu(NO3)2 = nCu pư = (2,94 – 2,3) : 64 = 0,01 mol
→ mmuối = mFe(NO3)2 + mCu(NO3)2 = 0,035.180 + 0,01. 188 = 8,18 gam.
Biết rằng bốn nguyên tử magie nặng bằng ba nguyên tử nguyên tố X Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X.
Khối lượng của 4 nguyên tử Mg: 4.24 = 96đvC
Bốn nguyên tử magie nặng bằng ba nguyên tử nguyên tố X
⇒ khối lượng của nguyên tố X là: 96:3 = 32 đvC
Vậy X là số nguyên tố lưu huỳnh (S).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB