Ancol etylic được điều chế từ tinh bộn bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bọ quá trình là 90%, hấp thụ toàn bộ lượng CO2, sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 400 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng dung dịch ban đầu là 259,2 gam. Giá trị của m là (H=1, C=12, O=16, Ca=40)
Câu A. 405
Câu B. 324
Câu C. 360
Câu D. 288 Đáp án đúng
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O ; Ba(OH)2 + 2CO2 → Ba(HCO3)2; mX giảm so với ban đầu = mBaCO3 – mCO2 = 140,8g ; → nCO2 = 3,2 mol (C6H10O5)n → nC6H10O6 → 2nCO2 ; → ntinh bột = 288g → D
Ancol etylic là sản phẩm trung gian từ đó sản xuất được cao su nhân tạo, tơ sợi tổng hợp.
Có thể điều chế ancol etylic bằng hai cách sau:
- Cho khí etilen (lấy từ crăckinh dầu mỏ) hợp nước có xúc tác.
- Cho lên men các nguyên liệu chứa tinh bột.
a. Hãy viết các phương trình phản ứng tương ứng với hai phương pháp trên.
b. Hãy tính lượng ngũ cốc chứa 65% tinh bột hoặc thể tích khí crăckinh dầu mỏ chứa 60% khí etilen cần thiết để sản xuất được 2,3 tấn ancol etylic. Biết rằng hao hụt trong quá trình sản xuất là 25%.
a) Các phương trình hóa học của phản ứng:
C2H4 + H2O → C2H5OH
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
b) Từ tinh bột
(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH
[2,3.162]/[2.46] 2,3/46
Trong ngũ cốc có 65% tinh bột nên khối lượng ngũ cốc cần lấy để sản xuất ra 2,3 tấn etanol với sự hao hụt 25% (tức là với hiệu suất 75%) là :
[2,3.162.100.100] : [2.46.65.75] = 8,3 tấn
Cứ 1 mol (22,4 lít) → 46 gam = 46.10-6 tấn.
Khi Crackinh dầu mỏ có 60% C2H4 và hiệu suất là 75%
⇒ Thể tích khí cần lấy là: [1120000.100.100] : [60.75] = 2488,9.103 lít = 2488,9 m3.
Câu A. Dùng chất ức chế sự ăn mòn.
Câu B. Dùng phương pháp điện hóa.
Câu C. Dùng hợp kim chống gỉ.
Câu D. Cách li kim loại với môi trường bên ngoài.
Câu A. Anbumin
Câu B. Glucozơ.
Câu C. Glyxyl alanin.
Câu D. Axit axetic.
Ngâm bột sắt dư trong 10ml dung dịch đồng sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.
a) Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B.
a) nCuSO4 = CM .V = 1. 0,01 = 0,01 (mol)
PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (1)
Chất rắn A gồm sắt dư và đồng, dung dịch B là FeSO4.
nCu = nCuSO4 = 0,01 mol
PTHH cho A + dd HCl:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑ (2)
Cu + HCl → không phản ứng.
Khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng với HCl chỉ có Cu
mCu = 0,01 x 64 = 0,64g.
b) Dung dịch B chỉ có FeSO4:
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + Na2SO4 ( 3)
Theo pt (1) nFeSO4 = nCuSO4 = 0,01 mol
Theo pt (3) nNaOH = 2. nFeSO4 = 2. 0,01 = 0,02 mol
VNaOH = 0,02/1 = 0,02 l
Trong tự nhiên các nguyên tố magie và canxi có trong quặng đôlômit: CaCO3.MgCO3. Từ quặng này hãy trình bày phương pháp điều chế :
a. Hai chất riêng biệt là CaCO3và MgCO3.
b. Hai kim loại riêng biệt là Ca và Mg.
Viết các phương trình hóa học.
a)
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + 2H2O
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + 2H2O
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl
- Lọc tách phần không tan thì dung dịch còn chứa các ion Ca2+, Cl-, Na+, OH- thêm Na2CO3 vào dung dịch ta thu CaCO3 kết tủa.
Ca2+ + CO32- → CaCO3
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O
MgCl2 + Na2CO3 → MgCO3 + 2NaCl
b)
Làm tương tự như phần a để tách riêng 2 muối. Sau đó điện phân nóng chảy các dung dịch muối
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + 2H2O
CaCl2 --đpnc--> Ca + Cl2
MgCl2 --đpnc--> Mg + Cl2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet