Ankan còn có tên là paraffin, có nghĩa là ái lực hóa học (trơ về mặt hóa học). hãy lấy ví dụ minh họa và giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ankan còn có tên là paraffin, có nghĩa là ái lực hóa học (trơ về mặt hóa học). hãy lấy ví dụ minh họa và giải thích.


Đáp án:

Các liên kết C – H và C – C trong phân tử ankan đều là liên kết cộng hóa trị σ gần như không phân cực. hóa trị của c đã bão hòa. Vì vậy ankan tương đối trơ về mặt hóa học.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, hay chất trong các câu sau đây: - Trong quả chanh có nước , axit xitric (có vị chua) và một số chất khác. - Cốc bằngthủy tinh dễ vỡ so với cốc bằng chất dẻo. - Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh. - Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao. - Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng và vonfram (một kim loại chịu nóng, làm dây tóc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, hay chất trong các câu sau đây:

   - Trong quả chanh có nước , axit xitric (có vị chua) và một số chất khác.

   - Cốc bằngthủy tinh dễ vỡ so với cốc bằng chất dẻo.

   - Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh.

   - Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao.

   - Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng và vonfram (một kim loại chịu nóng, làm dây tóc).


Đáp án:

 - Vật thể tự nhiên: qua chanh, quặng.

 - Vật thể nhân tạo: côc, bóng đèn điện.

 - Chất: nước axit xitric, thủy tinh, chất dẻo, lưu huỳnh, canxi photphat, đồng, vonfram.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày nguyên tắc phép đo pemanganat xác định nồng độ của: a. Dung dịch FeSO4 b. Dung dịch H2O2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày nguyên tắc phép đo pemanganat xác định nồng độ của:

a. Dung dịch FeSO4

b. Dung dịch H2O2.


Đáp án:

Nguyên tắc: Dùng dung dịch chuẩn KMnO4 (có màu tím hồng) để chuẩn độ các chất khử FeSO4 và H2O2 trong môi trường axit H2SO4 loãng. Phương pháp này không cần chất chỉ thị vì ion Mn2+ không có màu nên khi dư 1 giọt dung dịch chuẩn KMnO4 thì dung dịch đang từ không màu chuyển sang màu hồng rât rõ giúp ta kết thúc chuẩn độ.

MnO4- + 5Fe2+ + 8H+ → Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2O

2MnO4- + 5H2O2 + 6H+ → 2Mn2+ + 5O2 + 8H2O

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch X có chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,24 mol HCl. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa được bao nhiêu gam Cu (Biết các phản ứng tạo khí NO là sản phẩm khử duy nhất ).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch X có chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,24 mol HCl. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa được bao nhiêu gam Cu (Biết các phản ứng tạo khí NO là sản phẩm khử duy nhất ).


Đáp án:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

0,09    0,24    0,3

2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+

0,1      0,05

→ mCu = (0,05 + 0,09 ). 64 = 8,96 gam

Xem đáp án và giải thích
Dựa trên lí thuyết lai hóa các obitan nguyên tử, mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử: BeCl2, BCl3. Biết phân tử BeCl2 có dạng đường thẳng, còn phân tử BCl3 có dạng tam giác đều.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa trên lí thuyết lai hóa các obitan nguyên tử, mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử: BeCl2, BCl3. Biết phân tử BeCl2 có dạng đường thẳng, còn phân tử BCl3 có dạng tam giác đều.


Đáp án:

- Phân tử BeCl2: Nguyên tử beri đã sử dụng 1 AOs và 1 AOp lai hóa với nhau để tạo thành hai obitan lai hóa sp nằm thẳng hàng với nhau về 2 phía đối xứng nhau. Beri đã sử dụng 2 obitan lai hóa sp xen phủ với 2 obitan p của 2 nguyên tử clo, tạo thành liên kết σ giữa Be – Cl

- Phân tử BCl3: Nguyên tử bo đã sử dụng 1 AOs và 2 AOp lai hóa với nhau để tạo thành 3 AO lai hóa sp2 nằm trong một mặt phẳng định hướng từ tâm đến 3 đỉnh của tam giác đều. Nguyên tử bo đã sử dụng 3 obitan lai hóa sp2 xen phủ với 3 obitan p của 3 nguyên tử clo tạo thành 3 liên kết σ giữa B – Cl.

Xem đáp án và giải thích
Cặp chất không phản ứng ở nhiệt độ thường
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cặp chất nào không tác dụng với nhau ở nhiệt độ thường?

A.NO và O2      B. NH3 và HCl      C. Hg và S     D. O2 và N2


Đáp án:
  • Câu A.

    A

  • Câu B.

    B

  • Câu C.

    C

  • Câu D.

    D

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…