Câu A. C6H5NH2
Câu B. C2H5OH
Câu C. CH3COOH
Câu D. H2NCH2CH2COOH Đáp án đúng
Chất rắn kết tinh, nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan, là tính chất của chất H2NCH2CH2COOH.
a. Phân tử polime có những dạng mạch nào? Lấy thí dụ?
b. Vì sao amilozo tan được một lượng đáng kể trong nước còn tinh bột và xenlulozo thì không
a. Có 3 dạng cấu trúc cơ bản phân tử polime:
- Dạng mạch không phân nhánh: PE, PVC, polimebutadien, amilozo
- Dạng mạch phân nhánh: amilopectin
- Dạng mạch không gian: cao su lưu hóa
b. Dạng amilozo tan nhiều trong nước hơn dạng amilopectin vì cấu trúc hóa học không phân nhánh, đồng thời số lượng mắt xích trong phân tử nhỏ hơn
Tổng số miligam KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tristearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.
Chỉ số axit của mẫu chất béo tristearoylglixerol trên là 7.
Phương trình hóa học
(C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3
n(C17H35COO)3C3H5 = 1/890 mol.
nKOH = 3/890 .
Số mg KOH tham gia xà phòng hóa = (3x 56 x 103)/ 890 ≈ 188,8 mg
Chỉ số xà phòng hóa của chất béo tristearoylixerol là 188,8 + 7,0 = 195,8.
Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí: oxi và hiđro và cacbon đioxit
- Dẫn lần lượt từng khí trên qua bình đựng nước vôi trong Ca(OH)2 dư, khí nào làm đục nước vôi trong là khí CO2.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O
- Đưa đầu que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí của từng khí còn lại:
+ Khí thoát ra làm que đóm bùng cháy to hơn đó chính là oxi.
+ Khí bắt cháy với ngọn lửa màu xanh là hiđro.
Hãy giải thích:
a) Cấu tạo của phân tử oxi.
b) Oxi là phi kim có tính oxi hóa mạnh. Lấy ví dụ minh họa.
a) Cấu tạo phân tử oxi: Nguyên tử oxi có cấu hình electron ls22s22p4, lớp ngoài cùng có 2 electron độc thân. Hai electron độc thân (ở phân lớp 2p) của mỗi nguyên tử xen phủ vào nhau tạo 2 liên kết cộng hóa trị.
b) Oxi là phi kim có tính oxi hóa mạnh.
- Tác dụng với kim loại: Oxi tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt,...)
3Fe + 2O2 -> Fe3O4;
2Cu + O2 -> 2CuO
- Tác dụng với phi kim: oxi tác dụng với hầu hết các phi kim (trừ halogen)
4P + 5O2 -> 2P2O5
S + O2 -> SO2
- Tác dụng với hợp chất: oxi tác dụng với nhiều chất hữu cơ và vô cơ.
C2H2OH + 3O2 -> 2CO2 + 3H2O;
2H2S + 3O2 -> 2SO2+ 2H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB