Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở. Đun 20,6 gam X với dung dịch NaOH đủ, thu được 20,5 gam một muối cacboxylat Y và 10,1 gam hỗn hợp Z gồm hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 10,1 gam Z, thu được 8,96 lít (đktc) CO2. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của chất có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong X?
Nhận thấy X thuỷ phân trong NaOH tạo muối và ancol → X là este
Bảo toàn khối lượng → mNaOH = 20,5 + 10,1 - 20,6 = 10 gam → nNaOH = 0,25 mol
→ nmuối = 0,25 mol → Mmuối = 82 ( CH3COONa)
Có nancol = 0,25 mol → Mancol = 40,4
→ hai ancol là CH3OH: x mol và C2H5OH: y mol
Ta có: x + y = 0,25 và x + 2y = 0,4
=> x = 0,1 và y = 0,15
X gồm CH3COOCH3: 0,1 mol và CH3COOC2H5: 0,15
% CH3COOCH3 = [(0,1.74)/20,6]. 100% = 35,92%
Hoàn thành các câu sau đây bằng cách đặt những từ thích hợp vào chỗ trống:
a) Chất béo ... tan trong nước nhưng ... trong benzen, dầu hỏa.
b) Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng ... este trong môi trường ... tạo ra ... và ...
c) Phản ứng của chất béo với nước trong môi trường axit là phản ứng ... nhưng không phải là phản ứng ...
a) Chất béo không tan trong nước nhưng tan trong benzen, dầu hỏa.
b) Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm tạo ra gilxerol và các muối của axit béo.
c) Phản ứng của chất béo với nước trong môi trường axit là phản ứng thủy phân nhưng không phải là phản ứng xà phòng hóa.
Có 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 dung dịch muối (không trùng kim loại cũng như gốc axit) là: clorua, sunfat, nitrat, cacbonat của các kim loại Ba, Mg, K, Pb.
a) Hỏi mỗi ống nghiệm chứa dung dịch của muối nào?
b) Nêu phương pháp phân biệt 4 ống nghiệm đó?
a) Ta có các ống nghiệm sau: K2CO3, Pb(NO3)2, MgSO4, BaCl2.
Giải thích. Lọ K2CO3 là phải có vì gốc CO3 2- kết hợp với các gốc kim loại Ba, Mg, Pb đều tạo kết tủa không tạo dung dịch.
b) Phân biệt:
Cho HCl vào 4 dung dịch: K2CO3, Pb(NO3)2, MgSO4, BaCl2.
→Tạo khí: K2CO3
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2↑
Không hiện tượng: Pb(NO3)2, MgSO4, BaCl2: Nhóm A
Cho dd NaCl vào nhóm A:
+ Tạo kết tủa: Pb(NO3)2:
2NaCl + Pb(NO3)2 → PbCl2↓ + 2NaNO3
+ Không hiện tượng: MgSO4, BaCl2: Nhóm B
Cho tiếp dd Na2SO4 vào nhóm B:
→ Tạo kết tủa: BaCl2:
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl
→ Không hiện tượng: MgSO4.
Cho 1,24g hỗn hợp Na và K tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 1,92g hỗn hợp 2 bazơ NaOH và KOH. Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc là bao nhiêu?
Đặt: nNa = x mol
nK = y mol
Phương trình phản ứng hóa học:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
x x 0,5x
2K + 2H2O → 2KOH + H2
y y 0,5y
mhỗn hợp = mNa + mK = 23.x + 39.y = 1,24 (1)
mhh bazơ = mNaOH + mKOH = 40.x + 56.y = 1,92 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình : 23x + 39y = 1,24 & 40x + 56y = 1,92 => x = y = 0,02
⇒ nH2 = 0,5x + 0,5y = 0,02 ⇒ VH2 = 0,02.22,4 = 0,448 lít
X là một amino axit. Khi cho 0,01 mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835g muối khan. Còn khi cho 0,01mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25g dung dịch NaOH 3,2%. Tìm công thức cấu tạo của X
nHCl = 0,01 = na.a⇒ X có 1 nhóm –NH2
nNaOH = 0,02 mol = 2nX ⇒X có 2 nhóm –COOH
X có dạng: H2N – R – (COOH)2
Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng 2 gam. (Giả sử đồng sinh ra đều bám vào thanh sắt)
a. Xác định lượng Cu sinh ra.
b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch sắt(II) sunfat tạo thành. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi.
Do sắt đứng trước đồng trong dãy hoạt động hóa học của kim loại ⇒Sắt có thể đẩy đồng ra khỏi dung dịch muôi.
Đặt: nFe = x mol
Phương trình phản ứng hóa học:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
x x x mol
mthanh sắt tăng = mCu sinh ra – mFe phản ứng = 64x – 56x= 2g ⇒ x = 0,25
a/ mCu sinh ra = 0,25.64 = 16g
b/ nFeSO4 = x = 0,25 mol
⇒ CM(ddFeSO4) = 0,25 : 0,4 = 0,625M
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet