Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiêu liên kết peptit trong một pentapeptit? Phân biệt các khái niệm : oligopeptit, polipeptit, poliamit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiêu liên kết peptit trong một pentapeptit? Phân biệt các khái niệm : oligopeptit, polipeptit, poliamit.


Đáp án:

- Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.

- Liên kết peptit là liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị α-amino axit.

- Trong 1 pentapeptit có 4 liên kết peptit.

- Phân biệt: oligopeptit, polipeptit, poliamit

    + Oligopeptit: gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit và được gọi tương ứng là đipeptit, tripeptit,… đecapeptit.

    + Polipeptit: gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α-amino axit.

    + Poliamit là các polime tổng hợp có chứa nhiều nhóm chức amit trong phân tử.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Ion nitrua N3- có cấu hình electron giống cấu hình electron nguyên tử của khí trơ nào, của ion halogenua và của ion kim loại kiềm nào? Hãy viết cấu hình của chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ion nitrua N3- có cấu hình electron giống cấu hình electron nguyên tử của khí trơ nào, của ion halogenua và của ion kim loại kiềm nào? Hãy viết cấu hình của chúng.


Đáp án:

- Cấu hình e của N: (Z = 7): 1s22s22p3

- Cấu hình e của N3-: (N + 3e → N3-): 1s22s22p6

- Cấu hình e của Ne ( Z = 10): 1s22s22p6

- Cấu hình e của F- ( F + e → F-): 1s22s22p6

- Cấu hình e của Na+ ( Na → Na+ + e): 1s22s22p6

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,1 mol axit glutamic tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 0,1 mol axit glutamic tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 22,3

  • Câu B. 19,1

  • Câu C. 16,9

  • Câu D. 18,5

Xem đáp án và giải thích
Vỏ electron của một nguyên tử có 20 electron. Hỏi: a) Nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vỏ electron của một nguyên tử có 20 electron. Hỏi:

a) Nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron?

b) Lớp ngoài cùng có bao nhiêu electron?

Đáp án:

Nguyên tử có 20 electron nghĩa là có 20 proton hay số đơn vị điện tích hạt nhân là 20.

Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2.

a) Nguyên tử có 4 lớp electron

b) Lớp ngoài cùng có 2 electron

Xem đáp án và giải thích
Có bốn lọ không dán nhãn đựng các hóa chất riêng biệt như sau : Na2SO4,NaNO3,Na2S  và Na3PO4. Hãy phân biệt mỗi lọ và dán nhãn cho mỗi lọ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có bốn lọ không dán nhãn đựng các hóa chất riêng biệt như sau : . Hãy phân biệt mỗi lọ và dán nhãn cho mỗi lọ.





Đáp án:

Cả bốn chất  đều tan trong nước.

Nhưng chỉ có dung dịch và dung dịch  làm quỳ tím hóa xanh do phản ứng thủy phân. Do đó, dùng quỳ tím, có thể tách được 2 nhóm :

Nhóm 1 : Dung dịch

Nhóm 2 : Dung dịch  và

Dùng dung dịch  hoặc () phân biệt được dung dịch

Dùng dung dịch phân biệt được dung dịch  và  theo màu của kết tủa.




Xem đáp án và giải thích
Cho m(g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m(g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc). Tìm m?


Đáp án:

 Sau phản ứng Fe dư nên chỉ tạo muồi Fe(NO3)2.

    Fe + 4HNO3 → Fe(NO3 )3 + NO + 2H2O

    Fe + 2Fe(NO3 )3 → 3Fe(NO3 )2

    Áp dụng sự bảo toàn khối lượng (số mol) N ta có:

    nN(trong HNO3) = nN trong Fe(NO3)2 + nN trong NO,NO2

    Hay: 1,28 = 2. nFe(NO3)2 + 0,38

    nFe(NO3)2 = 0,5 mol = nFe phản ứng

    Vậy: mFe = 0,5.56 = m - 0,75m ⇒ m = 112 (g)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…