X, A, Z là những nguyên tố có số điện tích hạt nhân là 9, 19, 8.
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó.
b) Dự đoán liên kết hóa học có thể có giữa các cặp X và A, A và Z, Z và X.
a) 9X : 1s22s22p5 Đây là F có độ âm điện là 3,98.
19A : 1s22s22p63s23p64s1 Đây là K có độ âm điện là 0,82.
8Z: 1s22s22p4 Đây là O có độ âm điện là 3,44.
b) Cặp X và A, hiệu số độ âm điện là: 3,98 – 0,82 = 3,16, có liên kết ion.
Cặp A và Z, hiệu số độ âm điện là: 3,44 – 0,82 = 2,62, có liên kết ion.
Cặp X và Z, hiệu số độ âm điện là: 3,98 – 3,44 = 0,54, có liên kết cộng hóa trị có cực.
Hỗn hợp T gồm 2 ancol đơn chức là X và Y (MX < MY), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2g T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm 0,08 mol ba ete (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z thì cần vừa đủ 43,68 lít khí O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y là
Giải
Đặt Công thức trung bình 2 ancol là CnH2n+1OH,
Công thức trung bình 3 ete là (CnH2n+1)2O, phân tử khối trung bình 3 ete là M ba ete = 6,76/0,08 = 84,5.
Do đó: 28n + 18 = 84,5 suy ra n = 2,375.
Vì vậy, 2 ancol cần tìm là C2H5OH (a mol) và C3H7OH (b mol).
Để đốt cháy hoàn toàn Z cần một lượng O2 đúng bằng lượng cần dùng để đốt cháy T:
C2H6O + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
C3H8O + 9/2O2 → 3CO2 + 4H2O
Nên ta có: 46a + 60b = 27,2 và 3a + 4,5b = 43,68/22,4 = 1,95.
=> a = 0,2 và b = 0,3 mol.
Gọi x, y lần lượt là số mol ancol tạo ete
=> x + y = 2.0,08 = 0,16 (1)
m ancol phản ứng = mete + mH2O = 6,76 + 18.0,08 = 8,2 => 46x + 60y = 8,2 (2)
Từ (1), (2) suy ra: x= 0,1 và y = 0,06 mol.
Do đó, hiệu suất tạo ete của X = 0,1/0,2 = 50%; của Y = 0,06/0,3 = 20%.
Chất X có công thức phân tử C4H9O2N và là este của amino axit. Hãy viết các công thức cấu tạo có thể có của X và ghi tên tương ứng.
Các công thức cấu tạo phù hợp ỉà :
H2N - CH2 - CH2COOCH3 metyl β-aminopropionat
CH3-CH(NH2)-COOCH3 metyl α-aminopropionat
H2N-CH2COOCH2-CH3 etyl aminoaxetat.
Câu A. Glucozơ
Câu B. Metyl axetat
Câu C. Triolein
Câu D. Saccarozơ
Phản ứng nung vôi xảy ra như sau trong một bình kín:
CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k); ΔH = 178kJ
Ở 820oC hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3
a) Phản ứng trên là tỏa nhiệt hay thu nhiệt ?
b) Khi phẳn ứng đang ở trạng thái cân bằng, nếu biến đổi một trong những điều kiện sau đây thì hằng số cân bằng KC có biến đổi không và biến đổi như thế nào? Giải thích.
- Thêm khí CO2 vào.
- Lấy bớt một lượng CaCO3 ra.
- Tăng dung tích của bình phản ứng lên.
- Giảm nhiệt độ của phản ứng xuống.
c) Tại sao miệng của các lò nung vôi lại để hở? Nếu đậy kín xảy ra hiện tượng gì? Tại sao?
Phản ứng nung vôi: CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k); ΔH = 178kJ
a) Phản ứng trên là thu nhiệt
b) - Khi thêm khí CO2, hằng số cân bằng KC tăng vì KC = [CO2]:
- Lượng CaCO3(r) không ảnh hưởng đến KC.
- Khi tăng dung tích của bình phản ứng, KC giảm vì [CO2] giảm.
- Khi giảm nhiệt độ, cân bằng của phản ứng nung vôi chuyển dịch theo chiều nghịch. Nồng độ CO2 giảm dẫn đến KC giảm.
c) Miệng các lò nung vôi để hở vì làm như vậy áp suất khí CO2 giảm, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Nếu đậy kín, áp suất khí CO2 tăng, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Giải thích: Áp dụng nguyên lí La Sơ-tơ-li-ê nên Kc = [CO2].
Lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron:
a) Cho MnO2 tác dụng với dung dịch axit HCl đặc, thu được MnCl2, Cl2 và H2O.
b) Cho Cu tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, nóng thu được Cu(NO3)2, NO2, H2O.
c) Cho Mg tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng thu được MgSO4, S và H2O.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet