Viết phương trình hóa học cho những chuyển đổi hóa học sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học cho những chuyển đổi hóa học sau:


Đáp án:

a) (1) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4 ↓ + 2FeCl3

    (2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl

    (3) Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 ↓ + 3Na2SO4

    (4) 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

    (5) 2Fe(OH)3 --t0--> Fe2O3 + 3H2O

    (6) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O.

b) (1) 2Cu + O--t0--> 2CuO

    (2) CuO + H--t0--> Cu + H2O

    (3) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

    (4) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl

    (5) Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

    (6) Cu(OH)2 --t0--> CuO + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Số electron tối đa trong lớp N là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Số electron tối đa trong lớp N là bao nhiêu?


Đáp án:

Số electron tối đa trong phân lớp thứ n là 2n2 .

Xem đáp án và giải thích
Cho 7,80 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối; 2,688 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,64 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,80 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối; 2,688 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,64 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là:


Đáp án:

Giải

Ta có: nMg = 7,8 : 24 = 0,325 mol

nB = 2,688 : 22,4 = 0,12 mol; MB = 23

→ 2 khí tạo ra là H2 và NO

Sử dụng PP đường chéo → nH2 = 0,03 mol và nNO = 0,09 mol

Vì tạo ra khí H2 nên NO3- hết.

BT e ta có: 2nMg = 8nNH4+ + 3nNO + 2nH2

→ nNH4+ = (2.0,325 – 3.0,09 – 2.0,03) : 8 = 0,04 mol

Dung dịch muối A gồm: Mg2+ : 0,325 mol

BTNT N → nK+ = 0,09 + 0,04 = 0,13 mol

BTĐT ta có: nSO42- : a mol

2.0,325 + 0,04 + 0,13 = 2a => a = 0,41 mol

BTKL : m rắn = 24.0,325 + 39.0,13 + 18.0,04 + 96.0,41 = 52,95g

Xem đáp án và giải thích
Thời gian để lá cây xanh tạo ra glucose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh như sau: 6CO2 + 6H2O -> C6H12O6 + 6O2 (∆H = 2813 kJ). Nếu trong một phút, mỗi cm2 bề mặt trái đất nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời thì cần bao nhiêu thời gian để 10 lá xanh với diện tích mỗi lá là 10 cm2 tạo ra được 1,8 gam glucozơ. Biết năng lượng mặt trời chỉ sử dụng 10 % vào phản ứng tổng hợp glucozơ.

Đáp án:
  • Câu A. 18 giờ

  • Câu B. 22 giờ 26 phút

  • Câu C. 26 giờ 18 phút

  • Câu D. 20 giờ

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp A gồm một axit đa chức X và một hợp chất hữu cơ tạp chức Y đều có thành phần chứa các nguyên tử C, H, O. Tiến hành ba thí nghiệm với m gam hỗn hợp A TN1: phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam Ag. TN2: phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KHCO3 2M. TN3: phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 4M, thu được 1 ancol duy nhất Z và hỗn hợp T gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 9 gam, đồng thời thu được 2,24 lít khí H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T bằng lượng O2 vừa đủ thu được 8,96 lít CO2, nước và muối cacbonat. Biết các khí đo ở điều kiệu tiêu chuẩn, phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp A?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp A gồm một axit đa chức X và một hợp chất hữu cơ tạp chức Y đều có thành phần chứa các nguyên tử C, H, O. Tiến hành ba thí nghiệm với m gam hỗn hợp A

TN1: phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam Ag.

TN2: phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KHCO3 2M.

TN3: phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 4M, thu được 1 ancol duy nhất Z và hỗn hợp T gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 9 gam, đồng thời thu được 2,24 lít khí H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T bằng lượng O2 vừa đủ thu được 8,96 lít CO2, nước và muối cacbonat.

Biết các khí đo ở điều kiệu tiêu chuẩn, phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp A?


Đáp án:

TN1 → nCHO = 0,5. nAg = 0,2 mol

TN2 → nHCO3 = nCOOH = 0,2 mol

TN3 → nCOO = nKOH = 0,4 mol > nCOOH

→ chứng tỏ Y chứa nhóm COO: 0,2 mol, CHO: 0,2 mol.

Bảo toàn nguyên tố K → nK2CO3 = 0,5nKOH = 0,2 mol

Có ∑ nC (muối) = nCO2 + nK2CO3 = 0,6 mol = nCOOH + nCHO + nCOO

Y tạp chức → chứng tỏ X là (COOH)2: 0,1 mol và Y là HOC-COOR': 0,2 mol

Ancol Z + Na → muối + H2

→ mancol = mbình tăng + mH2 = 9,2 gam và nOH- = 2nH2 = 0,2 mol

Z là ancol đơn chức → Mancol = 9,2/0,2 = 46 (C2H5OH )

→ Y là HOC-COOC2H5

%Y = 69,38%

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất X chứa vòng benzen, có công thức phân tử CxHyN. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl thu được muối Y có công thức dạng RNH3Cl (R là gốc hiđrocacbon). Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 13,084%. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X chứa vòng benzen, có công thức phân tử CxHyN. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl thu được muối Y có công thức dạng RNH3Cl (R là gốc hiđrocacbon). Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 13,084%. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên 


Đáp án:

X + HCl → RNH3Cl

⇒ X là amin đơn chức, bậc 1. MX = 14/0,13084 = 107 (C7H7NH2)

Có 4 đồng phân thỏa mãn là: C6H5CH2NH2; CH3C6H4NH2 (o­ ; m­ ; p­)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…