Dạng toán điện phân dung dịch gồm CuSO4 và NaCl
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành điện phân với điện cực trơ và màng ngăn xốp một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng lại. Ở anot thu được 0,896 lít khí (đkc). Dung dịch sau khi điện phân có thể hòa tan tối đa 3,2 gam CuO. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 11,94 Đáp án đúng

  • Câu B. 9,60

  • Câu C. 5,97 .

  • Câu D. 6,40

Giải thích:

Chọn A. - Vì dung dịch hòa tan được CuO nên dung dịch sau điện phân có chứa H+ (tức là tại anot nước đã điện phân). Ta có : nH+ = 2nCuO = 0,08 mol; Tại catot: Cu2+ + 2e → Cu , x mol 2x mol → x mol ; Tại anot: 2Cl- → Cl2 + 2e , 2y mol y mol 2y mol ; H2O → 4H+ + O2 + 4e , 0,08 mol ← 0,02 mol → 0,08 mol ; Xét hỗn hợp khí ta có: BT: e ----> 2nCu2+ = 2nCl2 + 4nO2 ; nCl2 = n(hh Y) - nO2 ; => 2x - 2y = 0,08; y = 0,02; => x = 0,06 mol; y = 0,02 mol; -> m = 160nCuSO4 + 58,5nNaCl = 11,94g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 300ml một dung dịch có hòa tan 5,85g NaCl tác dụng với 200ml dung dịch có hòa tan 34g AgNO3, người ta thu được một kết tủa và nước lọc. a) Tính khối lượng chất kết tủa thu được. b) Tính nồng độ mol chất còn lại trong nước lọc. Cho rằng thể tích nước lọc thu được không thay đổi đáng kể
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 300ml một dung dịch có hòa tan 5,85g NaCl tác dụng với 200ml dung dịch có hòa tan 34g AgNO3, người ta thu được một kết tủa và nước lọc.

a) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.

b) Tính nồng độ mol chất còn lại trong nước lọc. Cho rằng thể tích nước lọc thu được không thay đổi đáng kể


Đáp án:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

Theo pt: nAgNO3 pư = nAgCl = nNaCl = 0,1 mol

b) Vdd = 300 + 200 = 500 ml

nAgNO3 dư = 0,2 – 0, 1 = 0,1 mol; nNaNO3 = nNaCl = 0,1 mol

CM(NaNO3) = CM(AgNO3) = 0,2 mol/l.

Xem đáp án và giải thích
Cân bằng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phản ứng: 3H2(khí) + Fe2O3 (rắn) <-> 2Fe + 3H2O (hơi). Nhận định nào sau đây là đúng?

Đáp án:
  • Câu A. Nghiền nhỏ Fe2O3 cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận

  • Câu B. Thêm Fe2O3 cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận

  • Câu C. Thêm H2 vào hệ cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận

  • Câu D. Tăng áp suất cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận

Xem đáp án và giải thích
Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, rồi cô cạn dung dịch thì thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, rồi cô cạn dung dịch thì thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là bao nhiêu?


Đáp án:

 

Tăng giảm khối lượng ⇒ nHCl = (31,68 – 20)/36,5 = 0,32 mol

⇒ VHCl = 0,33/1 = 0,32 lít = 320 ml

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất sau: H2NCH(CH3)COOH; C2H5NH2; CH2COOC2H5 và CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng với dung dịch KOH đun nóng là:

Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Tại sao hầu hết các hợp chất của cacbon lại là hợp chất cộng hóa trị ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao hầu hết các hợp chất của cacbon lại là hợp chất cộng hóa trị ?


Đáp án:

Cấu hình e của C: 1s22s22p2

C có 4e lớp ngoài, để bền vững các nguyên tố cần có 8e lớp ngoài cùng. Độ âm điện của C là 2,55 ( độ âm điện trung bình) nên C khó cho hoặc nhận e một cách hoàn toàn vì vậy mà chủ yếu C hình thành liên kết với các nguyên tố khác bằng việc dùng chung các e (liên kết cộng hoá trị).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…