Bài toán liên quan tới tính chất hóa học của peptit
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở (được tạo nên từ các α-amino axit có công thức dạng H2N–CxHy–COOH). Tổng phần trăm khối lượng oxi và nitơ trong X là 45,88%; trong Y là 55,28%. Thủy phân hoàn toàn 32,3 gam hỗn hợp X và Y cần vừa đủ 400 ml dung dịch KOH 1,25M, sau phản ứng thu được dung dịch Z chứa ba muối. Khối lượng muối của α- amino axit có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là:


Đáp án:
  • Câu A. 45,2 gam

  • Câu B. 48,97 gam. Đáp án đúng

  • Câu C. 38,8 gam.

  • Câu D. 42,03 gam.

Giải thích:

Phân tích : Có CTCT của α-amino axit là H2N-CxHy-COOH, suy ra X và Y lần lượt là: 3H2N-CxHy-COOH ---(-H2O)---> X; 4H2N-CxHy-COOH ----(-H2O)----> Y; (16.4 + 14.3)/ Mx = 45,88% Þ Mx = 231; Þ M(tb aminoaxit) = (231 + 18.2) 3 = 89; Suy ra X có thể là: Val-Val-Val Tương tự có MY = 246; Þ M(tb aminoaxit) = (246 + 18.3) / 4 = 75; - Y phải là Gly-Gly-Gly-Gly; Vì thủy phân hoàn toàn X,Y tạo hỗn hợp 3 muối nên X không thể là Val-Val-Val. Suy ra X sẽ là Gly-Ala-B với B là α-amino axit có CTCT như sau : CH3-CH2-CH(NH2)COOH (M=103) ; Gly vẫn là α-amino axit có muối mà phân tử khối nhỏ nhất trong dung dịch Z. Đặt nX = a, nY = b; 3a + 4b = nKOH = 0,5; 231a + 246b = 32,3 Þ a = 1/30, b= 0,1; Ta có: Tổng nGly = a + 4b = 1/30 + 0,4; Gly là α-amino axit có muối mà phân tử khối nhỏ nhất trong dung dịch Z. Þ mmuối Gly = 113(1/30 + 0,4) = 48,97 g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. a) Viết cấu hình electron để xác định hai nguyên tố A và B thuộc chu kì nào, nhóm nào. b) So sánh tính chất hóa học của chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25.

a) Viết cấu hình electron để xác định hai nguyên tố A và B thuộc chu kì nào, nhóm nào.

b) So sánh tính chất hóa học của chúng.


Đáp án:

a) Gọi số điện tích hạt nhân của nguyên tố A là ZA, số điện tích hạt nhân của nguyên tố B là ZB. Theo đề bài ta có

ZA - ZB =1 và ZA + ZB = 25 => ZA = 13 (Al); ZB = 12 (Mg)

b) Cấu hình electron của Al: ls22s22p63s23p1. Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA

Cấu hình electron của Mg: ls22s22p63s2. Mg thuộc chu kì 3, nhóm IIA

b) Al và Mg thuộc cùng chu kì. Theo quy luật, Mg có tính kim loại mạnh hơn Al.

Xem đáp án và giải thích
Tìm khối lượng chất rắn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp H gồm: S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 0,48 mol NO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:


Đáp án:
  • Câu A.

    17,545 gam          

  • Câu B.

    18,355 gam                

  • Câu C.

    15,145 gam            

  • Câu D.

    2,40 gam

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất vật lý của este và chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường là:


Đáp án:
  • Câu A. Natri axetat

  • Câu B. Tripanmetin

  • Câu C. Triolein

  • Câu D. Natri fomat

Xem đáp án và giải thích
Bài toán về tính chất hóa học của este
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm –COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết dôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là


Đáp án:
  • Câu A. 29,25%

  • Câu B. 38,76%

  • Câu C. 40,82%

  • Câu D. 34,01%

Xem đáp án và giải thích
Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2 mol CuCl2 với một dung dịch có hòa tan 20g NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi. a) Viết các phương trình hóa học. b) Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung. c) Tính khối lượng các chất có trong nước lọc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2 mol CuCl2 với một dung dịch có hòa tan 20g NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi.

a) Viết các phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung.

c) Tính khối lượng các chất có trong nước lọc.


Đáp án:

nNaOH = 0,5 mol

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl (1)

Cu(OH)2 to→ CuO + H2O (2)

b) Khối lượng chất rắn thu được sau khi nung:

Theo phương trình (1):

nNaOH = 2nCuCl2 = 0,4 mol

nNaOH dư = 0,5 – 0,4 = 0,1 mol

Tính khối lượng chất rắn CuO, theo (1) và (2) ta có:

nCuO = nCu(OH)2 = nCuCl2 = 0,2 mol

mCuO = 0,2 x 80 = 16g.

c) Khối lượng các chất trong nước lọc:

Khối lượng NaOH dư: mNaOH = 0,1 x 40 = 4g

Khối lượng NaCl trong nước lọc:

nNaCl = nNaOH = 0,4 mol

mNaCl = 0,4 x 58,5 = 23,4g.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbetokvip
Loading…