Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH ↔ H+ + CH3COO- Độ điện li α của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào? a) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch HCl. b) Khi pha loãng dung dịch. c) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-

Độ điện li α của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào?

a) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch HCl.

b) Khi pha loãng dung dịch.

c) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH.


Đáp án:

Xét cân bằng: CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-

a) Khi thêm HCl nồng độ [H+] tăng ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch tạo CH3COOH ⇒ số mol H+ và CH3COO- điện li ra ít ⇒ α giảm.

b) Khi pha loãng dung dịch, các ion dương và ion âm ở cách xa nhau hơn ít có điều kiện để va chạm vào nhau để tạo lại phân tử ⇒ α tăng.

                                         α = căn bậc 2 của [KA/C]

Như vậy, V tăng ⇒ C = n/V giảm và KA không đổi

⇒ KA/C tăng ⇒ α tăng.

c) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH, ion OH- điện li ra từ NaOH sẽ lấy H+ :

H+ + OH- → H2O, làm nồng độ H+ gảm ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận ⇒ số mol H+ và CH3COO- điện li ra nhiều ⇒ α tăng.

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ vì sao?


Đáp án:

Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ vì hiđro và oxi là hai chất khí, nên khi cháy gây tiếng nổ.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao trong sơ đồ mối liên hệ giữa hidrocacbon và dẫn xuất chứa oxi, ankan lại được đặt ở trung tâm ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao trong sơ đồ mối liên hệ giữa hidrocacbon và dẫn xuất chứa oxi, ankan lại được đặt ở trung tâm ?


Đáp án:

Ankan được đặt ở trung tâm của sơ đồ do ankan là nguyên liệu chính để tổng hợp ra các hidrocacbon khác và dẫn xuất có oxi của chúng.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tố Al
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi cho nhôm tác dụng với HNO3 thì tổng mol của khí NO2 tạo thành bằng bao nhiêu?

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 6

  • Câu D. 8

Xem đáp án và giải thích
Cho luồng khí H2 đi qua ống thủy tinh chứa 20 gam bột CuO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 16,8 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng là bao nhiêu? Biết phương trình hóa học của phản ứng như sau: CuO + H2  --t0-->  Cu + H2O
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho luồng khí H2 đi qua ống thủy tinh chứa 20 gam bột CuO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 16,8 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng là bao nhiêu?

Biết phương trình hóa học của phản ứng như sau:

CuO + H2  --t0-->  Cu + H2O


Đáp án:

Gọi a là số mol CuO phản ứng:

CuO + H--t0--> Cu + H2O

a           a               a          a  mol

Ta có nCuO bđ = 20 : 80 = 0,25 mol

→ nCuO dư = 0,25 – a mol

Theo đề bài, ta có:

mchất rắn = mCu + mCuO dư hay 16,8 = 64a + 80.(0,25 – a)

→ a = 0,2 mol; mCuO pư = 0,2.80 = 16 gam.

Vậy hiệu suất phản ứng: H = mtt/mlt .100% =  80%

Xem đáp án và giải thích
Cho Cu tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 thu được dung dịch hỗn hợp FeSO4 và CuSO4. Thêm một ít bột sát vào dung dịch hỗn hợp, nhận thấy bột sắt bị hòa tan. a. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và dạng ion thu gọn b. So sánh tính khử của các đơn chất kim loại và tính oxi hóa của các ion kim loại
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho Cu tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 thu được dung dịch hỗn hợp FeSO4 và CuSO4. Thêm một ít bột sát vào dung dịch hỗn hợp, nhận thấy bột sắt bị hòa tan.

a. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và dạng ion thu gọn

b. So sánh tính khử của các đơn chất kim loại và tính oxi hóa của các ion kim loại


Đáp án:

a. Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

Cu + Fe3+ → Cu2+ + 2 Fe2+

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

b. Tính khử Fe > Cu

Tính oxi hóa Fe2+ < Cu2+ < Fe3+

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…