Cho phương trình CaCO3  --t0--> CO2 ↑+ CaO Để thu được 2,24 lít CO2 (đktc) thì số mol CaCO3 cần dùng là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho phương trình CaCO3  --t0--> CO2 ↑+ CaO

Để thu được 2,24 lít CO2 (đktc) thì số mol CaCO3 cần dùng là bao nhiêu?


Đáp án:

Số mol CO2 thu được là: nCO2 = 0,1 mol

CaCO3  --t0--> CO2 ↑+ CaO

1           ←         1 mol

0,1         ←        0,1 (mol)

Theo phương trình: nCaCO3 = nCO2 = 0,1 mol

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M. thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M. thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?


Đáp án:

nCO2 = 0,02 mol; nOH- = 0,03

⇒ Tạo 2 muối HCO3- (x mol); CO32- (y mol)

CO2 (x) + OH- (x) → HCO3- (x mol)

CO2 (y) + 2OH- (2y) → CO32- (y mol)

nOH- = x + 2y = 0,03

nCO2 = x + y = 0,02

⇒ x = y = 0,01 mol

nBa2+ = 0,012 > nCO32- ⇒ nBaCO3 = nCO32- = 0,01 mol

⇒ m = 0,01.197 = 1,97g

Xem đáp án và giải thích
Cho m(g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m(g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc). Tìm m?


Đáp án:

 Sau phản ứng Fe dư nên chỉ tạo muồi Fe(NO3)2.

    Fe + 4HNO3 → Fe(NO3 )3 + NO + 2H2O

    Fe + 2Fe(NO3 )3 → 3Fe(NO3 )2

    Áp dụng sự bảo toàn khối lượng (số mol) N ta có:

    nN(trong HNO3) = nN trong Fe(NO3)2 + nN trong NO,NO2

    Hay: 1,28 = 2. nFe(NO3)2 + 0,38

    nFe(NO3)2 = 0,5 mol = nFe phản ứng

    Vậy: mFe = 0,5.56 = m - 0,75m ⇒ m = 112 (g)

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về ảnh hưởng qua lại giữa gốc C6H5 và nhóm NH2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ảnh hưởng của gốc C6H5 đến nhóm NH2 trong phân tử anilin thể hiện qua phản ứng giữa anilin với chất nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Quỳ tím (không đổi màu).

  • Câu B. Dung dịch HCl.

  • Câu C. Nước brom.

  • Câu D. Dung dịch H2SO4.

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết: a. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn. b. Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt. c. Tính chất hóa học cơ bản của sắt (dẫn ra những phản ứng minh hoạ, viết phương trình hóa học).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết:

a. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn.

b. Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt.

c. Tính chất hóa học cơ bản của sắt (dẫn ra những phản ứng minh hoạ, viết phương trình hóa học).


Đáp án:

a. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn

- Sắt là kim loại chuyển tiếp ở nhóm VIIIB, chu kỳ 4, ô 26.

b. Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt

- Cấu hình electron nguyên tử: ls22s22p63s23p63d64s2 hoặc viết gọn [Ar]3p64s2.

Sắt thuộc nhóm nguyên tố d

c. Tính chất hóa học cơ bản của sắt

Sắt có tính khử trung bình. Các số oxi hóa phổ biến của sắt là +2 và +3.

Fe + S --t0--> FeS

2Fe  + 3Cl2  --t0--> 2FeCl3

Fe + H2SO4 --> FeSO4 + H2

Fe + CuSO4 --> FeSO4 + Cu

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Vì sao nước mắt lại mặn ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao nước mắt lại mặn ?


Đáp án:

Nước mắt mặn vì trong nước mắt có tới 6 gam muối. Nước mắt sinh ra từ tuyến lệ nằm phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nước mắt có tác dụng bôi trơn nhãn cầu làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên còn có tác dụng hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…