Amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đốt cháy một amin đơn chức no (hở) thu được tỉ lệ số mol CO2 : H2 O là 2 : 5. Amin đã cho có tên gọi nào dưới đây?

Đáp án:
  • Câu A. Đimetylamin.

  • Câu B. Metylamin. Đáp án đúng

  • Câu C. Trimetylamin.

  • Câu D. Izopropylamin

Giải thích:

Ta có: nC : nH = nCO2 : 2nH2O = 2 : 10 = 1 : 5 ⇒ CTPT : CH5 N metylamin → Đáp án B

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập về phản ứng của hợp chất hữu cơ với dung dịch kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong số những hợp chất HCOOH; CH3COOCH3; ClNH3CH2COOH; HOCH2C6H4OH; CH3COOC6H5. Số hợp chất tác dụng với NaOH theo tỷ lệ 1 : 2 về số mol là


Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 3

  • Câu C. 2

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin mạch hở đơn chức, sau phản ứng thu được 5,376 lít CO2; 1,344 lít N2 và 7,56 gam H2O (các thể tích đo ở đktc). Tìm CTPT của amin?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin mạch hở đơn chức, sau phản ứng thu được 5,376 lít CO2; 1,344 lít N2 và 7,56 gam H2O (các thể tích đo ở đktc). Tìm CTPT của amin?


Đáp án:

Đặt X là CxHyN

    nC = nCO2 = 5,376/22,4 = 0,24 mol.

    nH = 2 × nH2O = 2 × 7,56/18 = 0,84 mol.

    nN = 2 × nN2 = 2 × 1,344/22,4 = 0,12 mol.

    Ta có x: y: 1 = 0,24: 0,84: 0,12 = 2: 7: 1

=>  C2H7N

  

Xem đáp án và giải thích
Hai bình cầu có khối lượng và dung tích bằng nhau. Nạp đầy khí oxi vào bình thứ nhất, nạp đầy khí oxi đã được ozon hóa vào bình thứ hai cho đến khi áp suất hai bình như nhau. Đặt hai bình cầu trên hai đĩa cân thì thấy khối lượng của hai bình khác nhau 0,32 gam. Khối lượng ozon trong bình thứ hai là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hai bình cầu có khối lượng và dung tích bằng nhau. Nạp đầy khí oxi vào bình thứ nhất, nạp đầy khí oxi đã được ozon hóa vào bình thứ hai cho đến khi áp suất hai bình như nhau. Đặt hai bình cầu trên hai đĩa cân thì thấy khối lượng của hai bình khác nhau 0,32 gam. Khối lượng ozon trong bình thứ hai là


Đáp án:

Hai bình có cùng thể tích, áp suất, nhiệt độ ⇒ có cùng số mol

Bình thứ hai: O2 :x mol; O3: y mol)

⇒ bình thứ nhất: O2 (x+y) mol

⇒ (32x+48y) – 32(x+y) = 0,32

⇒ y=0,02 mol ⇒ mO3 = 0,02.48 = 0,96 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Bài tập phân biệt dung dịch KOH, HCl, H2SO4
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là


Đáp án:
  • Câu A. giấy quỳ tím

  • Câu B. BaCO3.

  • Câu C. Al

  • Câu D. Zn

Xem đáp án và giải thích
Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch X chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu dược V lít khí (đktc) và dung dịch Y. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch X chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu dược V lít khí (đktc) và dung dịch Y. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là gì?


Đáp án:

Phản ứng tạo khí: Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl

NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2

Có khí thoát ra chứng tỏ (2) đã xảy ra, vậy CO32-đã phản ứng hết

Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa, chứng tỏ trong Y có HCO3-.

Vậy sau phản ứng (2) HCl đã hết.

nCO2 = nHCl(2) = nHCl – nHCl(1) = a – b (mol)

V = 22,4(a-b)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…