Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C8H10, C8H8. Trong số các đồng phân đó, đồng phân nào phản ứng được với: dung dịch brôm, hiđrobromua? Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Không có đồng phân nào phản ứng được với dung dịch Br2 và hiđro bromua.
Cho kim loại Mg tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl thu được muối MgCl2 và 4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Tính khối lượng axit clohiđric cần dùng cho phản ứng?
Số mol H2 là: nH2 = 0,2 mol
Phương trình hóa học:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
0,4 ← 0,2 (mol)
Khối lượng HCl cần dùng là:
mHCl = nHCl.MHCl = 0,4.36,5 =14,6 gam
Trong phản ứng nhiệt phân các muối NH4NO2 và NH4NO3 số oxi hoá của nitơ biến đổi như thế nào? Nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất khử và nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất oxi hoá?
Phản ứng nhiệt phân:
Trong hai phản ứng trên số oxi hoá của nitơ trong mỗi phản ứng đều thay đổi. Trong mỗi phân tử muối một nguyên tử nitơ có số oxi hoá tăng, một nguyên tử có số oxi hoá giảm, đây là phản ứng oxi hoá khử nội phân tử.Ở cả hai phản ứng nitơ nguyên tử trong ion NH+4 đều là chất khử (chất cho e) nitơ từ số oxi hoá -3 tăng lên 0 ở phản ứng (1) và lên +1 ở phản ứng (2).Nguyên tử nitơ trong ion NO2- và NO3- là chất oxi hoá (chất nhận e). Ở phản ứng (1) số oxi hoá của N từ +3 (trong NO2- ) xuống 0 và ở phản ứng (2) số oxi hoá của nitơ từ +5 (trong NO3-) xuống +1.
Đun m gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và glucozơ (khối lượng saccarozơ gấp 2 lần khối lượng glucozơ) với dung dịch H2SO4 loãng, khi phản ứng kết thúc đem trung hòa, sau đó thực hiện phản ứng tráng bạc thu được 64,8 gam Ag. Tìm m?
nsaccarozơ = a mol; nglucozơ = b mol.
msaccarozơ = 2mglucozơ ⇒ 342a = 2 × 180b (1)
Saccarozơ → fructozơ + glucozơ
∑nglucozơ = nglucozơ ban đầu + nglucozơ thủy phân = a + b mol.
nfructozơ = a mol.
1glucozơ → 2Ag, 1fructozơ → 2Ag
nAg = 2 × nglucozơ + 2 × nfructozơ = 2 × (a + b) + 2 × a = 64,8: 108 = 0,6 mol. (2)
Từ (1)(2) ⇒ a = 0,1017 mol; b = 0,0966 mol
m = msaccarozơ + mglucozơ = 0,1017 × 342 + 0,0966 × 180 = 52,1694 gam.
Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit A thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val
a) Hãy xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A.
b) Hãy chỉ ra đâu là aminoaxit đầu N, dâu là aminoaxit đầu C ở pentapeptit A.
a. Xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A
- Pentapeptit A gồm Gly, Ala, Val
- Thủy phân không hoàn toàn A thu được 2 đipeptit Ala-Gly và Gly-Ala và một tripeptit Gly-Gly-Val
Từ các dữ kiện trên suy ra vị trí của Ala là thứ 2 sau Gly và Val đứng ở cuối: Gly-Ala-Gly-Gly-Val
b. Amino axit đầu N là Gly; Amino axit đầu C là Val
Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đụng dung dịch KOH dư, sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 7,2 gam, khối lượng bình (2) tăng 17,6 gam. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là %?
mbình (1) tăng = mH2O = 7,2 gam ⇒ mH = 0,8 gam
mbình (2) tăng = mCO2 = 17,6 ⇒ mC = 4,8 gam
⇒ mO = mX – mO – mC = 3,2 gam ⇒ %mO = 36,36%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet